【kết quả giải hạng 1 ba lan】Trẻ em Việt Nam luôn được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt
Trẻ em Việt Nam luôn được bảo vệ,ẻemViệtNamluônđượcbảovệchămsócđặcbiệkết quả giải hạng 1 ba lan chăm sóc đặc biệt
Gia Đoàn(Dân trí) - Chính phủ, nhân dân Việt Nam luôn luôn dành những thành quả phát triển cho con người, đặc biệt là trẻ em. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại buổi làm việc với Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam Silvia Danailov, ngày 29/11.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chúc mừng bà Silvia Danailov đảm nhận cương vị mới tại Việt Nam, và bày tỏ tin tưởng rằng UNICEF Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công trong thời gian tới.
Bộ trưởng kỳ vọng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục phát triển, góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH ghi nhận và cảm ơn UNICEF đã đồng hành, hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐ-TB&XH trong nhiều chương trình, dự án liên quan đến trẻ em.
Đặc biệt, ông nhấn mạnh sự hỗ trợ kịp thời của UNICEF dành cho trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tại Yên Bái và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Cảm ơn những tình cảm từ Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Silvia Danailov khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa UNICEF và Bộ LĐ-TB&XH có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mà hai bên đã đạt được, nổi bật là các nỗ lực tăng cường bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại, phát triển toàn diện trẻ thơ, thúc đẩy công tác xã hội…
Trao đổi với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, bà Silvia Danailov đưa ra một số kiến nghị và đề xuất liên quan đến việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng lễ kỷ niệm 50 năm UNICEF có mặt tại Việt Nam và 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào năm 2025.
Bên cạnh đó, UNICEF cũng dành sự quan tâm về chiến lược, các ưu tiên và chỉ tiêu về trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2026-2030; Sửa đổi Luật Trẻ em để phù hợp với định nghĩa "trẻ em" theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em...
Bà Silvia Danailov khuyến nghị Bộ trưởng quan tâm việc thành lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện nhằm nâng cao phạm vi bao phủ, chất lượng dịch vụ bảo vệ trẻ em, cũng như cải thiện hệ thống quản lý thông tin bảo vệ trẻ em.
Trẻ em Việt Nam luôn được quan tâm đặc biệt
Đáp lời bà Silvia Danailov, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Việt Nam luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Về những nội dung Trưởng đại diện UNICEF quan tâm, đề nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay cả khi sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy, trẻ em Việt Nam luôn được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
Ông kêu gọi UNICEF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với trọng tâm đặc biệt ở công tác phòng ngừa.
Lãnh đạo Bộ mong muốn UNICEF hợp tác để giải quyết một cách toàn diện và hiệu quả các vấn đề cấp thiết liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của trẻ em.
Về định nghĩa tuổi trẻ em, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH đề nghị UNICEF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, bổ sung các cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc sửa độ tuổi, theo hướng nâng tuổi trẻ em là người dưới 18 tuổi theo quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em trong thời gian tới.
Việc lồng ghép các chỉ tiêu về trẻ em vào kế hoạch kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn tới mà UNICEF quan tâm, Bộ trưởng khẳng định, công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em luôn là một nội dung trọng tâm trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chia sẻ về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc phân bổ nguồn lực cho công tác trẻ em.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế và cần được ưu tiên cho nhiều lĩnh vực quan trọng khác, việc dành nguồn kinh phí cho các chương trình liên quan đến trẻ em gặp nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng, việc phân bổ ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước và do Quốc hội quyết định. Song, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục nỗ lực để tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định, bố trí nguồn lực tốt nhất cho công tác trẻ em.
Về chương trình kỷ niệm 50 năm UNICEF có mặt tại Việt Nam và 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, Bộ trưởng giao Cục Trẻ em, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính nghiên cứu, phối hợp với UNICEF đề xuất các sự kiện, hoạt động hợp tác cụ thể.
Sau những chia sẻ của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Silvia Danailov cam kết, UNICEF sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh cùng Bộ LĐ-TB&XH trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em… cùng nhau mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·TP.HCM có giá đất cạnh tranh để xây dựng trung tâm dữ liệu
- ·Cơ hội ‘lên đời’ Galaxy S23 Ultra chỉ từ 9 triệu
- ·Mở rộng Hệ thống bù trừ điện tử để tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Đừng trở thành nạn nhân của cơn sốt ảo Pi Network
- ·Ấn Độ sẽ là cứ điểm sản xuất iPhone ngang ngửa Trung Quốc
- ·Chuyên cơ riêng chở 1.250 con lợn giống từ Canada về Việt Nam
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Ông Phạm Tấn Công làm Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Xử phạt 340 triệu đồng với 5 nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam
- ·Việt Nam sở hữu 'miếng táo' lớn hơn trong chuỗi cung ứng Apple
- ·Dấu ấn Honda Việt Nam năm 2022
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Vì sao địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm hơn 45%?
- ·Reuters: Đối tác Apple chuẩn bị 400 triệu USD xây nhà máy ở Việt Nam
- ·Từ 15/9, áp dụng e
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·4 xu hướng chuyển dịch của ngành viễn thông năm 2023