【kết quả bóng đá cagliari】Sự tương phản của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc và Hoa Kỳ
Theo nghiên cứu mới đây của hãng Pew Research Center, tại Hoa Kỳ có đến 43% số cử tri tin rằng những hoạt động thương mại với các quốc gia khác đang đem lại hậu quả tồi tệ cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Cụ thể, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bị chỉ trích nặng nề bởi tất cả các ứng cử viên Tổng thống như Donald Trump, Ted Cruz, Hillary Clinton và Bernie Sanders. Người Mỹ lo ngại rằng TPP sẽ bị các cường quốc khác trục lợi và có thể dẫn đến cảnh đất nước họ mất hàng triệu việc làm.
Trong khi số người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ hầu như không thay đổi suốt những năm gần đây, con số này đang bùng nổ tại Trung Hoa đại lục. Những gia đình điển hình ở Trung Quốc đã trải qua “phép lạ châu Á”, với thu nhập ròng tăng lên đến 70% trong vòng từ năm 1988 đến 2008. Theo nhà kinh tế học Branko Milanovic, tại “miền đất hứa” Hoa Kỳ và những nước công nghiệp phát triển, thu nhập người dân chỉ tăng lên được vẻn vẹn 4% trong suốt thời kỳ 20 năm nói trên.
Câu chuyện thần kỳ về tầng lớp trung lưu châu Á
Cũng phải nói rằng, theo Ngân hàng Thế giới (WB), một gia đình người Hoa được xếp vào hạng thu nhập trung bình chỉ kiếm được khoảng 8000 USD một năm, ít hơn rất nhiều so với thu nhập điển hình của một hộ gia đình Hoa Kỳ là 54.000 USD. Tuy vậy, mặt bằng chung người dân Trung Quốc đang giàu lên với tốc độ cực nhanh.
Sự tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trung lưu Trung Quốc so với Hoa Kỳ - Ảnh: CNNMoney
Hãng tư vấn về quản trị nhân lực nổi tiếng McKinsey & Co. đưa ra dự đoán tới năm 2022, phần lớn những người trung lưu sống tại vùng thành thị của Trung Quốc sẽ đạt mức thu nhập 9000 – 34.000 USD mỗi năm. Họ rất tích cực tận hưởng những thú vui trong cuộc sống: đi ăn ở những cửa tiệm sang trọng nhiều hơn, thăm thú du lịch khắp nơi trên thế giới, và mua những chiếc ô tô mới thật sang trọng…
Còn tại nước Mỹ, thậm chí ngay cả những người đang có công ăn việc làm cũng phải thường trực nỗi lo về một thảm họa tài chính đang ‘rình rập’. Sinh hoạt phí tăng lên, nhưng thu nhập của họ hầu như không đổi so với mức bình quân đã từ cách đây 2 thập kỷ.
Chuyên gia Milanovic cũng cho biết không phải chỉ mỗi người Trung Quốc được tận hưởng những tiện nghi cuộc sống hiện đại. Tầng lớp trung lưu của Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước châu Á khác cũng gia tăng đáng kể tài sản của mình trong khoảng 30 năm gần đây.
Mặc dù chưa thể chứng minh một cách đầy đủ rằng các giao dịch thương mại quốc tế và toàn cầu hóa là nguyên nhân khiến dân châu Á giàu lên nhanh chóng còn người Mỹ thu nhập chững lại, nhưng ông Milanovic tin rằng “đây là những lý do hết sức hợp lý và cũng rất dễ hiểu”.
Sức hấp dẫn đến từ Donald Trump
Donald Trump đang rất được lòng nhiều cử tri Mỹ - Ảnh: Donaldjtrump
Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia của Hoa Kỳ vẫn không ngừng “ăn nên làm ra”, trong khi đời sống người dân không được cải thiện nhiều mà ngược lại, ngày càng bấp bênh. Các cử tri Mỹ đều rất thất vọng và tức giận. Nhiều người trở nên tin tưởng và bị cuốn hút mạnh mẽ bởi ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vị tỷ phú này tuyên thề sẽ “sửa chữa các chính sách thương mại thảm họa của Hoa Kỳ”, đồng thời giành lại công ăn việc làm cho nhân dân từ các nước Mexico và Trung Quốc.
Theo nghiên cứu từ Pew Research, trên 65% những người ủng hộ Trump cho rằng tự do thương mại là một chính sách tồi tệ. “Vấn đề của giao dịch thương mại là người thua cuộc rất khó nhận biết họ đã thua, còn người chiến thắng thậm chí cũng không rõ mình đang thắng.” – Veronique de Rugy, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung tâm Mercatus thuộc trường George Mason University, nhận định tình hình. Tất nhiên, nhiều quốc gia được hưởng lợi từ toàn cầu hóa, kể cả nước Mỹ, nhưng đây là một câu chuyện rất khác.
Nạn đói nghèo trên toàn cầu đã giảm đi
Tỷ lệ người nghèo trên thế giới đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử. Lần đầu tiên, trên khắp hành tinh số người sống dưới mức nghèo đói – theo định nghĩa của WB có thu nhập ít hơn 1,9 USD/ngày – chỉ còn chiếm chưa đến 10% dân số. Đây là một thành tích rất đáng tự hào và được giới chính trị khắp nơi ca tụng.
Trong khi đa số người dân ở các quốc gia đang phát triển có vẻ như đang được hưởng lợi từ toàn cầu hóa (trừ người nghèo ở những nước châu Phi lạc hậu), tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp tại Hoa Kỳ gần như không hề được hưởng bất cứ lợi ích gì. Chỉ có tầng lớp giàu và siêu giàu (kiếm được trên 80.000 USD) vẫn không ngừng tích lũy được thêm của cải. Nghiên cứu của Milanovic cho thấy thu nhập của họ đã tăng mạnh tới 30 – 60% trong 2 thập kỷ gần đây./.
Ngọc Vũ (theo CNNMoney)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Tỷ giá hôm nay (22/2): Đồng USD trên thị trường thế giới và ngân hàng thương mại cùng giảm
- ·Phát hiện nhiều vi phạm qua soi chiếu
- ·Giá vàng hôm nay (22/3): SJC giảm sốc vẫn đắt hơn thế giới 14,387 triệu đồng/lượng
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Giá xe Honda Wave Alpha Retro và Super Cub C125 2025 mới nhất: Chính thức mở bán từ ngày 23/7/2024
- ·Cảnh giác và tiết giảm là thiết thực chung tay chống dịch
- ·Quân Israel thừa nhận giết nhầm 3 con tin Do Thái ở Gaza
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Tỷ giá hôm nay (15/2): Đồng USD trên thị trường thế giới quay đầu giảm
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Israel nã tên lửa vào Syria, đọ súng với Hezbollah qua biên giới Lebanon
- ·Hoàn thiện quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
- ·Tỷ giá USD hôm nay 14/7/2024: Đồng USD liên tục trượt dốc, đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Phát triển cây dược liệu ở Thừa Thiên Huế: Vẫn ở dạng tiềm năng
- ·Thừa Thiên Huế ghi nhận ca bệnh COVID
- ·Tỷ giá hôm nay (22/3): Đồng USD bất ngờ vụt tăng
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Hơn 100 báo cáo tham gia hội nghị tim mạch miền Trung – Tây Nguyên mở rộng