会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【wolfsburg – augsburg】Trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 có còn ‘nóng’ như 2019?!

【wolfsburg – augsburg】Trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 có còn ‘nóng’ như 2019?

时间:2025-01-29 07:31:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:108次

Đây là chia sẻ của ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường,áiphiếudoanhnghiệpnămcócònnóngnhưwolfsburg – augsburg Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khi trao đổi với phóng viên TBTCO về thị trường TPDN năm 2020.

* PV:Thị trường TPDN đã cho thấy tốc độ và tiềm năng tăng trưởng rất cao trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua. Ông đánh giá như thế nào về thị trường này?

Trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 có còn ‘nóng’ như 2019?
Đứng từ góc độ là một thành viên tham gia thị trường, tôi cho rằng để thị trường TPDN có thể phát triển lên một tầm mới, bên cạnh các sự cải tổ về bộ khung pháp lý, thì có 2 việc chúng ta nên đẩy nhanh là: sớm ra đời tổ chức xếp hang tín nhiệm uy tín và sớm niêm yết TPDN trên sàn. Ông Trần Đức Anh

- Ông Trần Đức Anh:Thị trường TPDN đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2019. Theo thống kê của Fiinpro, năm 2019, giá trị trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp (DN) niêm yết đạt khoảng 135 nghìn tỷ đồng, tăng 209% so với năm 2018 – đây mức cao nhất từ trước đến nay.

Việc thị trường TPDN tăng trưởng mạnh mẽ là do có nhiều yếu tố về chính sách tác động. Trước hết, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/02/2019 đã được ban hành giúp nới các điều kiện về phát hành trái phiếu, nhằm đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh phát triển thị trường TPDN của Chính phủ.

Cùng với đó, danh mục cho vay của các ngân hàng có sự điều chỉnh, nhằm chuẩn bị cho việc áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN về việc “siết chặt” hơn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của các ngân hàng và tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Điều này khiến nhu cầu phát hành trái phiếu của các DN, đặc biệt là DN bất động sản tăng cao khi dòng vốn từ ngân hàng bị hạn chế.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng có nhu cầu tăng vốn cấp II qua kênh trái phiếu nhằm đẩy nhanh quá trình áp dụng Basel II.

Ngoài ra, diễn biến thị trường cổ phiếu không thực sự tích cực cũng khiến cho bản thân nhà đầu tư (NĐT) cũng có nhu cầu đầu tư vào TPDN.

Nhìn chung, tôi đánh giá đây là một thay đổi mang tính tích cực, giúp phát triển cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, khi mà thị trường TPDN từ trước đến nay vẫn được đánh giá ở mức sơ khai với quy mô tương đối nhỏ so với các thị trường trong khu vực, các DN vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn vay từ hệ thống ngân hàng.

* PV:Có ý kiến cho rằng, thị trường TPDN của Việt Nam đang tiềm ẩn một số rủi ro dù chưa lớn, do vậy, NĐT cần phải thực sự thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi mua trái phiếu. Ông có bình luận gì về điều này?

- Ông Trần Đức Anh:TPDN là công cụ nợ do DN phát hành với các điều kiện đi kèm về thời gian đáo hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, điều kiện chuyển đổi … sẽ tương ứng với mức độ rủi ro, hay nói cách khác là khả năng thực hiện cam kết của DN.

Đối với NĐT chuyên nghiệp có khả năng đánh giá, phân tích sức khỏe DN, sẽ nắm được tương đối về giá trị nội tại của trái phiếu để đưa ra các quyết định mua hay bán. Trong khi với đa số NĐT cá nhân, khả năng tiếp cận thông tin và đưa ra các đánh giá là hạn chế, khi vẫn không có các đơn vị độc lập uy tín đứng ra đánh giá tín nhiệm DN, do đó dễ dẫn đến việc đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm.

Nhìn chung, để hạn chế tối đa rủi ro, tôi cho rằng NĐT cá nhân không nên quá tập trung vào các trái phiếu có lãi suất cao, cần nắm rõ các thông tin trước khi đưa ra quyết định mua như sức khỏe tài chính DN chủ thể, mục đích phát hành, giá trị tài sản đảm bảo (nếu có), kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi…

trái phiếu doanh nghiệp
Nhu cầu từ NĐT cá nhân ở kênh TPDN có thể sẽ gia tăng nhẹ trong năm 2020. Ảnh: DM.

* PV:Năm 2020, nhiều chuyên gia vẫn dự báo, thị trường TPDN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Còn ông có nhận định như thế nào?

- Ông Trần Đức Anh:Trong bối cảnh các rủi ro vĩ mô gia tăng (dịch bệnh Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung…), TPDN dù có tiềm ẩn rủi ro nhưng vẫn được đánh giá là kênh đầu tư tương đối an toàn nếu so với các kênh đầu tư khác. Do đó, tôi cho rằng, nhu cầu từ NĐT cá nhân ở kênh đầu tư này sẽ có sự gia tăng nhẹ trong năm 2020.

Ngoài ra, nhu cầu phát hành TPDN vẫn duy trì ở mức cao khi mà Thông tư 22/2019/TT-NHNN đã chính thức có hiệu lực vào đầu năm nay, khiến việc huy động vốn ở các DN, đặc biệt nhóm DN bất động sản sẽ không thuận lợi như trước.

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng cao tương tự như trong năm 2019 sẽ khó có thể lặp lại khi mà gần đây các cơ quan quản lý đã có những động thái cảnh báo về mức tăng trưởng nóng, đi kèm rủi ro của kênh huy động vốn này.

Cụ thể hơn, mới đây trong dự thảo bổ sung Nghị định 163 trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất “siết lại” các quy định phát hành TPDN (liên quan đến quy mô đợt phát hành, thời gian tối thiểu giữa các đợt phát hành, lãi suất trái phiếu…).

Trước đó, vào quý III/2019, Ngân hàng Nhà nước cũng đã gửi công văn yêu cầu các NHTM không được mua TPDN trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của DN phát hành. Với việc NHTM là bên mua chiếm đến hơn 30% tổng khối lượng phát hành trong năm 2019, quy định trên chắc chắn sẽ tác động đến khả năng hấp thụ của thị trường TPDN trong năm 2020.

Với các cơ sở trên, tôi cho rằng, khối lượng phát hành TPDN trong năm 2020 sẽ ở mức tương đương, hoặc có thể giảm nhẹ so với mức nền cao của năm 2019.

* PV: Thị trường TPDN của Việt Nam còn tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên, bên cạnh tốc độ thì rất cần chất lượng và tính bền vững. Theo ông, thị trường TPDN Việt Nam cần những yếu tố gì để vừa hỗ trợ thị trường tăng mạnh, nhưng vừa an toàn, bền vững?

- Ông Trần Đức Anh:Sau thời gian thị trường TPDN tăng trưởng “nóng”, điểm đáng mừng là Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có những đánh giá đầy đủ về các rủi ro tiềm ẩn của thị trường để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp, giúp tăng cường tính mính bạch và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Đứng từ góc độ là một thành viên tham gia thị trường chứng khoán, tôi cho rằng để thị trường TPDN có thể phát triển lên một tầm mới, bên cạnh các sự cải tổ về bộ khung pháp lý, thì có 2 việc chúng ta nên đẩy nhanh.

Thứ nhất, cần sớm phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đủ uy tín, được các DN hưởng ứng, sử dụng dịch vụ và khiến NĐT có niềm tin, dựa vào đánh giá của tổ chức này mà đưa ra quyết định đầu tư.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để sớm đưa TPDN lên niêm yết trên sàn chứng khoán, qua đó tăng khả năng tiếp cận của NĐT cá nhân, giúp tăng thanh khoản của thị trường TPDN.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
  • “Đổi mới sáng tạo trong giáo dục nghề nghiệp”
  • Mỹ đề nghị hỗ trợ an ninh cho Armenia
  • Hải quan mở đợt cao điểm chống buôn lậu cuối năm
  • 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
  • Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/12: Giá gạo biến động trái chiều giữa các chủng loại
  • Một nửa số hiệu trưởng đạt mức tốt theo chuẩn đánh giá
  • 225 học sinh
推荐内容
  • HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
  • Phải quyết liệt mới chống được hàng giả
  • Tổng thống Nga Putin sẽ thăm Donbass
  • Bán USD ở đâu thì được lợi nhất?
  • Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
  • Tặng quà Tết Trung thu cho học sinh nghèo A Lưới