【tỉ số asiad】Hà Nội: Đẩy lùi hàng "bẩn", "làm sạch" thị trường thực phẩm
Liên tục triệt phá nhiều vụ việc "khủng"
Từ đầu năm đến nay,àNộiĐẩylùihàngbẩnlàmsạchthịtrườngthựcphẩtỉ số asiad lực lượng chức năng TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều chiến dịch cao điểm, kiểm soát thị trường để đẩy lùi thực phẩm "bẩn", bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Đại diện Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, lực lượng liên ngành thực hiện kiểm tra khá chặt và liên tiếp bắt giữ các vụ tập kết, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng…
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn. Ảnh: TL |
Từ 15/4/2023 đến 15/5/2023 - “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”, Cục QLTT Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 175 vụ việc, xử phạt hành chính hơn 1,7 tỷ đồng, buộc tiêu hủy tang vật trị giá gần 1,4 tỷ đồng. |
Qua kiểm tra thực tế cũng cho thấy, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm có chứa các chất cấm, chất bảo quản không có trong danh mục diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với mức độ vi phạm tinh vi hơn trước. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm quá hạn, chứa nhiều vi sinh vật gây hại, có độc tố. Nhiều thực phẩm ô nhiễm nặng được tái chế biến để có vẻ ngoài tươi mới, thường không gây ngộ độc cấp tính nhưng gây ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe người tiêu dùng; hàng hóa hết hạn sử dụng…
Điển hình, ngày 13/4, qua kiểm tra kho lạnh thuộc Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Nam Khải Phú, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và tạm giữ 2.579 thùng móng giò lợn đông lạnh đã hết hạn sử dụng, có tổng trọng lượng 51.589 kg, trị giá hàng hóa trên 1,1 tỷ đồng.
Giữa tháng 5 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành đã liên tiếp phát hiện, thu giữ và xử lý hơn 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, lực lượng QLTT phát hiện và tạm giữ 533 kg thực phẩm đông lạnh gồm: Đùi gà, gà ủ muối, mỡ lợn… tại cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, số 564 Bờ Tây sông Nhuệ, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm. Tiếp đó, lực lượng này kiểm tra một xe tải và thu giữ 20 thùng carton chứa 900 gói xúc xích và 5.400 gói cánh gà ăn liền.
Gần đây nhất, ngày 12/6, Cục QLTT Hà Nội phát hiện và ngăn chặn kịp thời gần 1 tấn cánh gà được đóng gói trong 65 bao tải dứa, không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa; không có giấy tờ xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, màu sắc hàng hóa đã biến đổi. Được biết, đây là một trong những vụ việc nổi bật về lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Tây Hồ.
Quyết tâm "làm sạch" thị trường thực phẩm
Trước vấn nạn về thực phẩm "bẩn" có chiều hướng gia tăng, Hà Nội đang ráo riết thực hiện nhiều giải pháp để đẩy lùi thực phẩm "bẩn", quyết tâm "làm sạch" thị trường thực phẩm Thủ đô.
Hà Nội tăng cường kiểm tra thực phẩm tươi sống, đóng gói. Ảnh: TL |
Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 26-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TƯ ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về "Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, các vi phạm về an toàn thực phẩm ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là các mặt hàng ế thừa, quá hạn sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng cao và lại có xu hướng lựa chọn những mặt hàng giá rẻ trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua bán hàng hóa qua mạng – các trang thương mại điện tử - môi trường mà các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn đang hoạt động mạnh. Do đó, lực lượng QLTT sẽ tập trung kiểm soát về an toàn thực phẩm cả trên môi trường kinh doanh thương mại điện tử. |
Theo đó, Thành ủy chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách của thành phố về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
Đồng thời, các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiểm soát toàn diện chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và sản phẩm thực phẩm nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.
Đặc biệt, lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với từng công đoạn của "chuỗi cung cấp thực phẩm"; chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ…; đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Cùng với đó, Hà Nội tập trung xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới liên quan đến an toàn thực phẩm và hàng ngàn ca tử vong do ung thư. Trong đó, có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm thiếu an toàn và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hệ lụy, hàng chục nghìn tỷ đồng phải chi trả cho việc khám, điều trị, xét nghiệm, chữa bệnh, không những thế, “thực phẩm bẩn” còn là tác nhân dẫn đến suy giảm sức lao động. |
Bàn về kế hoạch thời gian tới, đại diện Cục QLTT nhấn mạnh sẽ tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nông sản, thực phẩm tươi sống; kiểm tra một số loại độc tố có hại trong thực phẩm chế biến, nguyên liệu chăn nuôi, đưa tin cảnh báo người tiêu dùng biết và tránh sử dụng… kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền và lợi của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng còn cần sự tham gia của chính người tiêu dùng, phải kiên quyết nói không với thực phẩm “bẩn” và nâng cao ý thức đấu tranh, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm để kịp thời xử lý./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Hà Nam: Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III
- ·9 tháng: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 1,65%
- ·Đồng Tháp: Hiệu quả 10 năm bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Bình Dương: Thu ngân sách đạt 53% dự toán
- ·Đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững
- ·Luật Công nghiệp trọng điểm: Thể chế hóa các chủ trương phát triển công nghiệp
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Giá sầu riêng tăng mạnh và nỗi lo quay về thời 'buôn chuyến'
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Hải quan Bắc Ninh xác định 3 mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất
- ·Đánh giá năng lực công chức hải quan để đổi mới quản lý nguồn nhân lực
- ·Hà Tĩnh: Xuất nhập khẩu sôi động trở lại
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Infographics: Ngành Hải quan thu ngân sách 7 tháng đạt hơn 211 nghìn tỷ đồng
- ·Hải quan Hòn Gai đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp chế xuất
- ·Xứ lý trên 500 container hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Định vị tín dụng tài chính tiêu dùng số cần công nghệ nhanh, dễ và rẻ