【rb leipzig union berlin】Đức chi gần 1.450 tỷ euro để ứng phó với đại dịch
Các nhóm chi phí bao gồm, chi cho hệ thống y tế, mua sắm thiết bị vật tư y tế, các chương trình hỗ trợ và kích thích nền kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế, thu nhập giảm và chi tiêu cao hơn của các quỹ an sinh xã hội cũng như các khoản đảm bảo của nhà nước dưới dạng bảo lãnh, cho vay nhanh và tham gia của Chính phủ liên bang vào chương trình tái thiết châu Âu.
Cụ thể, trong năm 2020, Bộ Tài chính Đức dự kiến chi phí riêng cho Chính phủ liên bang là 400,4 tỷ euro. Ngân sách cho các bang và chính quyền địa phương sẽ tiêu tốn thêm 89 tỷ euro.
Ngoài ra, Bộ Tài chính dự báo mức chi nhiều hơn cũng như việc giảm nguồn thu từ các quỹ an sinh xã hội sẽ tốn kém thêm khoảng 26,5 tỷ euro.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính dự tính ngân sách liên bang sẽ phải tiêu tốn 74 tỷ euro. Ngân sách của các bang và chính quyền địa phương cũng sẽ phải gánh thêm khoản chi 27,3 tỷ euro và 2,8 tỷ euro cho an ninh xã hội.
Tổng cộng mức chi nêu trên của ngân sách là 619,9 tỷ euro. Bên cạnh đó, các khoản bảo lãnh của nhà nước cho liên bang là 756,5 tỷ euro và cho các bang là 69,8 tỷ euro.
Trong khi đó, bất chấp những chương trình cứu trợ lớn của Chính phủ, đại dịch COVID-19 vẫn tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế đầu tầu châu Âu cũng như thị trường lao động của nước này.
Theo dự báo của 4 viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức, gồm DIW (Berlin), Ifo (München), IfW (Kiel), IWH (Halle) và RWI (Essen), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong năm nay sẽ giảm trên 5,4%, trong năm 2021 sẽ tăng trở lại 4,7% và năm 2022 là 2,7%.
Bộ Kinh tế Đức nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng dựa trên các đánh giá này (Chính phủ hiện dự báo GDP năm 2020 giảm 5,8% và tăng trở lại 4,4% trong năm 2021).
Theo các nhà kinh tế, việc điều chỉnh dự báo tăng trưởng dựa trên thực tế là sự phục hồi kinh tế diễn ra chậm hơn dự kiến, chủ yếu do không lường trước được hậu quả của đại dịch, đặc biệt liên quan tới các ngành dịch vụ.
Nguyên nhân thứ hai là sự yếu kém trong hoạt động đầu tư của các công ty trước những lo ngại về tác động của đại dịch tới chuỗi cung ứng và thị trường tiêu thụ. Theo các nhà kinh tế, nền kinh tế Đức sẽ không thể trở lại bình thường cho đến cuối năm 2022.
Liên quan tới thị trường lao động, các nhà nghiên cứu kinh tế nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở Đức sẽ đứng ở mức từ 5,5-6% trong năm nay và năm tới. Tính đến giữa năm nay đã có khoảng 820.000 việc làm bị mất do đại dịch, bất chấp các chương trình hỗ trợ người lao động, như trợ cấp làm việc theo thời gian ngắn (Kurzarbeit) giúp mức thu nhập của người lao động tương đối ổn định trong thời kỳ đại dịch.
Với các chương trình cứu trợ ứng phó với dịch COVID-19, các nhà kinh tế dự báo thâm hụt ngân sách trong năm nay của Đức sẽ lên tới mức kỷ 183 tỷ euro, và trong hai năm tới tương ứng là 118 tỷ euro và 92 tỷ euro./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Đã có ba người kinh doanh online ở Hà Nội nộp thuế lên đến 23 tỷ đồng
- ·Áp dụng hệ thống quản lý hiện đại
- ·Vì sao một nhân viên môi giới chứng khoán bị phạt 600 triệu đồng?
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Petrovietnam cùng các đơn vị thành viên
- ·Đẩy mạnh các hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học
- ·Cận cảnh BMW Z4 2020 đầu tiên 'cập cảng' Việt Nam, giá bán hơn 3 tỷ đồng
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Tỷ phú Jeff Bezos: Để sống hạnh phúc không hối tiếc ở tuổi 80, hãy tự hỏi 12 câu hỏi sau
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Lô hàng 100 tấn chanh leo đầu tiên lên đường sang châu Âu
- ·Ngăn chặn vi phạm trong kinh doanh qua mạng
- ·Khởi động Cuộc thi viết “Văn hóa uống – Uống có trách nhiệm”
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Shophouse Sun Plaza Cau May 'nóng bỏng tay' ngay khi vừa ra mắt
- ·Trẻ nghiện điện thoại có thể mắc hội chứng nguy hiểm
- ·Quả bưởi Việt Nam vượt kiểm định khắt khe về chất lượng, chính thức tiến vào Chile
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa