【keonha】Những đêm không ngủ & phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe
');this.closest('table').remove();"> |
Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu, 1971. Ảnh: Tư liệu |
“Đêm Hùng Vương” được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 15/4/1970. Đã có hơn 300 sinh học, sinh viên cùng tham dự. Dưới ánh lửa của hàng trăm ngọn đuốc được thắp sáng trong phút “nguyện cầu cho hòa bình”, sinh viên, học sinh Huế đã sôi nổi trình bày những ca khúc mới sáng tác có nội dung chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tập cho sinh viên, học sinh hát những bản nhạc mới sáng tác của ông trong tập Ta phải thấy mặt trời. Tiếng hát vang lên trong đêm như một quyết tâm không gì lay chuyển của sinh viên, học sinh Huế đối với kẻ thù.
Theo Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954 - 1975 (Nhiều tác giả), từ đầu năm 1970, những ca khúc đấu tranh bắt đầu được phổ biến tại Huế. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường xuyên sát cánh cùng sinh viên, học sinh và thực hiện chương trình “Hát cho hòa bình”. Đây là giai đoạn ra đời các bài hát, như Chính chúng ta phải nói hòa bình, Đừng mong ai đừng nghi ngại, Ta quyết phải sống, Những giọt máu trổ bông và các ca khúc trong tập Ta phải thấy mặt trời. Những bài ca này được chép vội thành vài bản tập cho một số anh em trong phong trào để cùng hát với nhạc sĩ trên khắp các giảng đường Đại học Huế, cư xá Nam Giao, giảng đường C trong những đêm không ngủ, những đêm lửa đốt căm hờn.
Qua phong trào, một số phân khoa thuộc Viện Đại học Huế và các một số trường trung học cũng được thành lập. Hoạt động mạnh nhất là Đoàn văn nghệ sinh viên Văn khoa do sinh viên Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Ban đại diện sinh viên Văn khoa Huế thành lập. Đoàn đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ tại Huế và Đà Nẵng. Bên cạnh các ca khúc đấu tranh, lần đầu tiên các kịch thơ Tiếng gọi Lam Sơn của của Trần Quang Long, Kiều Loan của Hoàng Cầm… được dàn dựng công phu, gây tác động lớn đến tinh thần yêu nước của sinh viên, học sinh và đồng bào.
Trước sự lớn mạnh của phong trào, kẻ địch tăng cường đàn áp, bóp nghẹt dân chủ. Đó là bối cảnh thúc đẩy những ca khúc đấu tranh tố cáo chế độ, thể hiện thái độ yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm rõ ràng và mạnh mẽ ra đời. Đó là những ca khúc chủ yếu được sử dụng trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe. Những sáng tác của các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Phú Yên… đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Tháng 5/1970, Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu Huế được Hội đồng Đại diện sinh viên Huế thành lập. Ban đầu, đoàn chỉ tập hợp một số sinh viên, học sinh cốt cán, những hạt nhân văn nghệ tập trung về Tổng hội Sinh viên Huế để tập hát những ca khúc đấu tranh trong tập Chúng ta đã đứng dậy - tập 1 do Tổng hội Sinh viên Sài Gòn xuất bản và các ca khúc Kháng chiến ca, Sử ca để hát trong những lần xuống đường đấu tranh, những đêm không ngủ.
Tháng 7/1970, Đại hội sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức ở Huế. Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh tranh đấu Huế mở rộng kết nạp đoàn viên là sinh viên trong các phân khoa Đại học Huế và đông đảo học sinh ở các trường trung học. Việc tổ chức sinh hoạt cũng thường xuyên hơn và tập luyện các chương trình hoàn chỉnh với nhiều tiết mục phong phú. Ngoài các ca khúc tranh đấu, một số tiết mục được đông đảo sinh viên, học sinh yêu thích, có hiệu quả và chất lượng nghệ thuật tác động vào tình cảm của sinh viên, học sinh và Nhân dân.
Đáng nói, trong các buổi biểu diễn của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe ở Huế, trong những đêm không ngủ, tuyệt thực… luôn luôn có các tiết mục đọc thơ của các nhà thơ Ngô Kha, Thái Ngọc San và các nhà thơ sinh viên với những bài thơ rực lửa đấu tranh tác động mạnh mẽ vào tinh thần và tình cảm của sinh viên, học sinh và Nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Kết luận thanh tra về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Cháy kho thuốc thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng
- ·Bù Đốp: Xử lý 38 vụ vi phạm lâm luật
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Truy nã toàn quốc và quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh
- ·Nữ cũng là chủ thể của tội hiếp dâm
- ·10 ngày truy xét nhóm cướp trong vườn điều
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Nộp ngân sách 2,442 tỷ đồng từ xử lý gian lận thương mại
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Tăng cường phổ biến quyền dân sự, chính trị của công dân
- ·Thông tin phản ánh an ninh trật tự, tố giác tội phạm được đảm bảo bí mật
- ·78 năm 4 tháng tù cho 8 bị cáo phạm tội giết người
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Kiến nghị sửa nhanh luật để bảo vệ trẻ em tốt hơn trước nạn ấu dâm
- ·Nhận diện “điểm đen” tai nạn giao thông ở Đồng Xoài
- ·Bình Phước: 3 năm, hòa giải thành công 4.944 vụ việc
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Đã bắt được nghi phạm vụ cướp ngân hàng tại Trà Vinh