【ca independiente】Níu giữ miền ký ức
(CMO) Trong nhịp sống hối hả, bên cạnh những sản phẩm công nghiệp mang dấu ấn của máy móc hiện đại thì đâu đó ở một góc làng quê vẫn bắt gặp hình ảnh những cụ bà, cụ ông miệt mài đôi tay cho ra đời những sản phẩm thủ công mang giá trị riêng, đôi khi còn là kế sinh nhai ở tuổi già.
Lao động tuổi già
Biết đến nghề may, thêu tay từ thời con gái, và nghề này đã theo bà Hồ Thị Nguyệt (84 tuổi, ấp Mương Ðiều A, xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi) suốt thời gian dài, nhờ đó cũng đem lại cho bà khoản thu nhập khá khá để trang trải chi tiêu.
Bà Nguyệt tâm sự: “Hồi trước, lúc tàu đò còn chạy, bà may gom mỗi tháng đem ra chợ Phường 5, Phường 8 bán, bà con mê dữ lắm. Già rồi may cũng cực, tại bà may tay, cắt cũng bằng kéo... nhưng thôi ráng, tuổi này còn mạnh còn làm ra được đồng tiền là quý”.
Từ đôi tay khéo léo, bà Nguyệt làm ra nhiều sản phẩm thủ công tinh tế. |
Trong tất cả các sản phẩm từ tấm nhấc nồi, màn cửa, cặp gối... thì thảm được khách hàng đặt mua nhiều nhất. Thường phải mất khoảng 7 ngày bà mới hoàn thành 1 tấm thảm. Bà Nguyệt tỉ mỉ cắt từng thớ vải vụn rồi kết chúng lại tạo hình, xong công đoạn đó mới tiến hành ráp thảm.
Nhanh tay bày các tấm thảm hiện có tại nhà, bà Nguyệt giới thiệu: “Có hình bông hoa, hình trái tim, chữ nhật, hình tròn, hình thoi... khách muốn mẫu nào mình may mẫu đó". Ngoài may sẵn để bán, bà còn may theo kích thước người ta đặt. Vì khéo tay, sáng tạo nên sản phẩm của bà khách hàng rất ưng ý.
“Thời còn trẻ, bà may áo gối, gối cưới, gối nằm, màn cửa... nhiều vô số kể. Nhà nào cưới, gả, ngoài đôi chiếu, còn sắm thêm cặp gối cưới. Bởi vì nó là vật quan trọng, có khi theo họ một đời nên ngoài tay nghề phải đặt cái tâm của người may vào đó...”, bà Nguyệt bộc bạch.
Giờ đây, bên cánh võng đong đưa mỗi khi chiều tà, bà Nguyệt từng chút một nhẫn nại dạy nghề lại cho cháu nội, không mong cháu kiếm tiền từ nghề này nhưng chí ít là biết thêu thùa, may vá đủ khéo để tự tạo ra các sản phẩm dùng trong gia đình.
Không chỉ giữ cái nghề mà ít người còn theo đuổi, với bà Nguyệt, còn được lao động, được sáng tạo ra những vật dụng thủ công là điều hạnh phúc ở tuổi già.
Giữ nghề của má
Tại xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, cứ nhắc đến món bánh phồng nếp dân dã là mọi người lại nhớ đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Việt, ấp Tân Ðức A. Tính đến nay, ông đã duy trì được 2 đời. Năm nay đã 65 tuổi, ông Việt theo nghề hơn 30 năm.
Nhắc đến nghề mà như ông Việt thường nói là “giúp má nuôi sống cả gia đình”, ông không khỏi tự hào: “Ông già hy sinh sớm, một mình má nuôi con, mấy ông anh lớn 13, 14 tuổi đi bộ đội, còn tôi ở nhà phụ má. Má làm tôi bưng đi bán. Hồi đó bán cốm dẹp, bánh phồng, rồi quen nghề cho đến nay”.
Hơn 30 năm duy trì nghề từ má, những mẻ bánh phồng nếp nuôi lớn cả 2 thế hệ nhà ông Việt. |
Chỉ tay vào cối đá to tầm đứa con nít độ 6 tuổi, rồi thêm cái chày, 2 món “bảo vật” để gia đình duy trì nghề, ông Việt tâm sự: “Nghề này muốn làm phải chịu cực mới được, 1, 2 giờ khuya thức dậy làm cho đến 11, 12 giờ trưa mới ăn cơm sáng. Mỗi chỗ mỗi bí quyết, nhưng riêng nhà tôi thì đơn giản lắm, làm bán như làm nhà ăn, chỉ vậy thôi”.
Theo đó, để bánh được ngon thì nếp phải dẻo, ngâm đủ nước, do vậy mỗi tối trước khi đi ngủ, ông ngâm nếp trước rồi tờ mờ sáng, khi gà chưa gáy thì dậy nấu xôi. Tranh thủ lúc xôi còn nóng thì nhanh tay cho vào cối quết.
Khâu quết bánh cũng quyết định độ ngon không kém, bởi để bột được dẻo, nướng ra mà cái bánh phồng lên, màu ngà đục, không còn thấy hột nếp thì người cầm chày quết bắt buộc phải có lực ở phần tay. Ðiểm độc đáo của nghề làm bánh phồng nếp ngoài công thức còn phải có sự cộng hưởng, hợp sức của 2 người. Ðàn ông mạnh thì đảm nhận phần quết bánh, phụ nữ khéo léo, nhanh tay, lẹ chân thì đảo bánh trong quá trình quết. Cứ mỗi chày nện xuống thì đảo một lượt, như vậy bột mịn như ý.
Dù nghề không cao sang, không mang lại nhiều bạc tiền giúp ông đổi đời, nhưng chí ít đó là nghề của quê hương, nghề của má cho, nghề giúp ông có cơm ăn, áo mặc... Rồi nay, cũng nghề này, ông nuôi má, nuôi vợ và các con.
Lặng lẽ duy trì nghề, không bảng hiệu, không quảng cáo rầm rộ, ấy vậy mà bánh phồng nếp nhà ông cứ như có chân chạy, góp mặt ở nhiều nơi. Ðể rồi mỗi năm, lượt người đến mua nhiều hơn, số lượng bánh cũng vì thế mà tăng gấp nhiều lần.
Ông Việt bộc bạch: “Ngày thường thì làm tầm 500 cái đổ lại, nhưng Tết đến là phải trên 1.000. Có khi khách đặt nhiều quá làm không xuể. Giờ già rồi, sức cũng không bằng hồi trước nên thấy bà con đặt ham lắm nhưng sợ kham không nổi”.
Mặc dù đắt khách nhưng nghề này ông chỉ làm đúng 6 tháng mùa hạn, tức là khi trời nắng “ngon” thì phơi bánh mới ngon. Bánh thành phẩm sau khi cán dẹp, tạo hình tròn được phơi trên tấm liếp, từng giàn liếp nối đuôi nhau rải đầy khắp sân nhà, trông thật đẹp mắt.
Bánh ngon không chỉ bởi người làm có tâm mà còn gửi vào cả sự trân quý cái nghề truyền thống. Ðó cũng là lý do dù lượng bánh được đặt nhiều nhưng ông chỉ nhận với lượng vừa phải để tận tay mình và người nhà cùng hợp sức, cùng tạo ra những mẻ bánh phồng ngon, mang hương vị quê nhà./.
Ngô Nhi
(责任编辑:La liga)
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·NATO chuẩn bị cho ‘chiến sự kéo dài’, đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng
- ·Kane & Abel đoạt Quán quân Go Finance 2015
- ·Về Thủy Thanh làm nông dân, thưởng thức sản vật đồng quê
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·“Của để dành” cho du lịch sinh thái
- ·Cá trích nướng kho gừng
- ·Lời kể của nhân viên khách sạn Bangkok khi đối mặt nghi phạm đầu độc khách Việt
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Tặng quà kích cầu du khách ghé thăm Huế
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Quân đội Israel lần đầu không kích trực tiếp Yemen
- ·Du lịch “sát nách”
- ·Thiếu niên Nga kể trải nghiệm đi trại hè tại Triều Tiên
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Chênh lệch giá vàng nội – ngoại lại tăng lên mức 4,17 triệu đồng/lượng
- ·Giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp logistics
- ·Khoe sắc những cánh đồng hoa ven đô
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu