【frankfurt đấu với union berlin】Chương trình khai mạc Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II
Tối 8-4,ươngtrìnhkhaimạcFestivalĐờncatàitửQuốcgialầnthứfrankfurt đấu với union berlin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Dương đồng tổ chức khai mạc Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Báu vật đất phương Nam”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước và các đồng chí đại diện các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Bình Dương có đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và một số tỉnh thành.
Ông Trần Văn Nam (thứ 10 từ trái sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng Trưởng Ban tổ chức và ông Huỳnh Vĩnh Ái (thứ 9 từ trái sang), Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng Trưởng Ban tổ chức tặng hoa chúc mừng các đơn vị tham gia Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần II - Bình Dương 2017 tại đêm khai mạc. Ảnh: XUÂN THI
Sân khấu “sống”
Đến với đêm khai mạc Festival ĐCTT lần thứ II, mọi người đã cùng nhau “sống lại” những năm tháng hình thành, phát triển loại hình nghệ thuật ĐCTT, di sản văn hóa của nhân loại, cũng như tìm hiểu về đất và người Bình Dương qua sân khấu hoành tráng. Sân khấu chia thành các không gian, không gian thứ nhất đã tái hiện ngôi nhà 3 gian hai chái lợp ngói vách gỗ của Bình Dương vào cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi nhà mà Pháp đã chọn để triển lãm ở khu giới thiệu về thành tựu Việt Nam trong Hội đấu xảo các nước thuộc địa tổ chức tại Marseille (Pháp). Trong không gian này chia thành 3 khu vực, Đông Nam bộ (gian bên phải từ dưới nhìn lên); Tây Nam bộ (gian bên trái từ dưới nhìn lên) là những nơi trang trí các hình ảnh đặc trưng của miền Đông, Tây Nam bộ như lò gạch, gốm sứ, những hàng dừa, ao sen, xe bò, lu nước… Khu vực chính giữa (gian nhà giữa), lắp đặt màn hình led, hình nền tiêu đề chương trình: “Lễ khai mạc Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017”.
Hoạt cảnh Bình Dương mùa trái chín. Ảnh: THIÊN LÝ
Tiếp theo là sàn diễn chính của chương trình, nơi diễn tấu, hòa ca và các màn trình diễn minh họa. Mỗi cảnh diễn đều có sự kết hợp với phông giữa (hình ảnh trên màn hình) và hiệu ứng kỹ thuật. Tiếp đó là nơi tái hiện hình ảnh dòng sông (Cửu Long và Đồng Nai) với những phương tiện vận chuyển đường thủy (ghe bầu, đò chèo, ghe lườn, xuồng ba lá…) và những đám bèo lục bình nở bông tím, những cây điên điển trổ bông vàng. Cuối cùng là nghệ thuật sắp đặt trên các lối đi quanh khu vực biểu diễn, vừa tạo cảnh quan vừa làm rõ tính chất hội tụ, giao lưu văn hóa của 21 tỉnh, thành. Phóng viên Hoài Thu, Đài Tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh nói, thực sự đêm khai mạc có quá nhiều cảm xúc khi có tới hàng ngàn khán giả có mặt tại quảng trường. Sân khấu là bức tranh của phương Nam với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những đầm sen tỏa sắc, những câu hò khoan nhặt trên sông hay những không gian ngập tràn giai điệu ngũ cung được đạo diễn Đinh Trung Cẩn dàn dựng tinh tế, khéo léo. Ngoài ra, những nét sống động của quê hương gốm sứ Bình Dương cũng được dàn dựng công phu tại quảng trường Trung tâm Hành chính tỉnh.
Với sân khấu hoành tráng, chương trình nghệ thuật cũng được chuẩn bị công phu. Chương trình có các phần Đất và người - cội nguồn âm nhạc; Báu vật âm nhạc phương Nam; Chắp cánh cho hồn nhạc bay xa. Mở màn cho chương trình nghệ thuật là hòa ca “Vang khúc ca xuân”. Âm nhạc chuyển tiết tấu, nhóm tài tử ca đại diện 21 tỉnh, thành lần lượt hòa vào điệu nhạc, mở ra một bức tranh tươi đẹp của vùng đất phương Nam. Phụ họa cho bản hòa ca là những sắc hoa vàng phương Nam tươi thắm, những nụcười rạng rỡ chào đón anh em từkhắp mọi miền hội tụvềhòa mình. Tiếp đó là hòa ca “Nhớ thời khẩn hoang” với điệu Xuân tình đã tái hiện về cảnh quan Nam bộ và công lao của người đi khẩn hoang.
Sau 2 tiết mục hòa ca, khán giả được tìm hiểu nhạc lễ - tài tử giới thiệu sự ra đời của ĐCTT - loại hình nghệ thuật được phục vụ trong nhạc lễ, sau đó phát triển có thêm lời ca và trở nên gần gũi với nhân dân. Sau tiết mục nhạc lễ, các nghệ sĩ, ca sĩ biểu diễn đờn, ca hoạt cảnh thể hiện sức sống mãnh liệt của ĐCTT trong đời sống người dân Nam bộ.
Đêm khai mạc đã tái hiện lại hành trình hơn 100 năm hình thành và phát triển qua từng thời kỳ cùng những dấu ấn riêng của nghệ thuật ĐCTT và khép lại với sự giao hòa, hội nhập giữa âm nhạc dân tộc với âm nhạc hiện đại bằng tiết mục hòa tấu giữa dàn nhạc dân tộc cùng nhạc điện tử. Một chương trình nghệ thuật quá đặc sắc, thăng hoa với đầy đủ cung bậc.
Mãn nhãn với “Báu vật đất phương Nam”
Với sự dàn dựng hoành tráng và công phu, nhiều khán giả đã không ngừng khen ngợi và vỗ tay tán thưởng cho các tiết mục hay sau những câu xuống xề ngọt lịm của các tài tử ca. Qua đó, chương trình còn làm mãn nhãn du khách với nhiều
thông điệp ý nghĩa: ĐCTT Nam bộ sẽ mãi trường tồn với thời gian và sẽ từng bước quảng báthêm vềnền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc khi hội nhập với các nước trên thế giới. “Tôi đã từng tham dự nhiều chương trình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản, nhưng hay nhất đến giờ phút này cólẽ là chương trình “ĐCTT - Báu vật đất phương Nam” tại Bình Dương. Chương trình có nhiều điểm nhấn rất ấn tượng, vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa sang trọng vừa bình dị, vừa có nghệ nhân lớn tuổi vừa có tài tử nhí tham gia, vừa có sự hòa hợp giữa 2 cách chơi của Đông và Tây Nam bộ, rất độc đáo và rất tuyệt vời ngoài mong đợi”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Hợp đến từ TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nhận xét: “Bình Dương hôm nay đẹp lung linh quá. Sân khấu được thiết kếrất đậm chất Nam bộ. Hòa trong những tiếng đờn, lời ca còn có cả những hiệu ứng ánh sáng hiện đại và cả những kỹ thuật bắn pháo hoa rất tuyệt vời. Qua chương trình, tôi không những được trở về quá khứ để hiểu sâu thêm về lịch sửhình thành của ĐCTT mà còn thấy được sự gần gũi của loại hình nghệ thuật truyền thống này đang lan tỏa sức sống mạnh mẽ trong đời sống của người dân Nam bộ. Tôi tin chắc rằng, bộ môn nghệ thuật di sản này sẽ mãi trường tồn với thời gian và sẽ từng bước khẳng định mình khi bước chân hội nhập cùng các nước trên thế giới”. Còn với chị Nguyễn Thị Phương Hiếu (tiểu thương ở phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một) thì: “Trước đây có nghe nhiều về ĐCTT nhưng hôm nay thật sự tôi bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của chương trình. Bên cạnh những bài ca quen thuộc, tôi còn được xem các thần tượng (Minh Vương, Phượng Hằng) biểu diễn với chất giọng vẫn tròn đầy và ngọt như ngày nào. Các em thiếu nhi trình diễn trong chương trình rất thuần thục. Điều này cho thấy, nhiều dấu hiệu tốt đẹp của các thế hệ kế thừa”. Một trong những tiếp mục hấp dẫn nhất trong chương trình đó là tiết mục hòa nhạc giao hưởng mang tên “Bình minh” do GS.TS.NSND Quang Hải sáng tác. Thạc sĩ Mai Thanh Sơn với ngón đờn kìm điêu luyện đã cuốn hút khán giả bởi những âm điệu réo rắc của mình cùng dàn nhạc giao hưởng tấu lên những khúc biến tấu Lý ngựa ô, Xàng xê lớp xề.
Có thể thấy, nếu năm 2014, Bạc Liêu mở màn cho Festival ĐCTT Quốc gia với những nét đẹp tinh tế, sâu lắng cùng những giá trị độc đáo của quê hương bản vọng cổ thì lần thứ II này tại Bình Dương, Festival đã mang đến những cảm xúc mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn cho người nghe, người xem, dù không phải là “cái nôi” của ĐCTT nhưng Bình Dương với sự tâm huyết gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của ĐCTT đã làm cho hàng ngàn khán giả phải trầm trồ khen ngợi ngay từ đêm khai mạc.
Tại lễ khai mạc Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017, đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban tổ chức Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 đã có những phát biểu…
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN NGỌC THIỆN, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH: “Festival lần này sẽ để lại nhiều dấu ấn sâu sắc đối với nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế…”
Trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và thống nhất trong đa dạng. Những thành quả sáng tạo ấy cùng với việc giữ gìn, trao truyền của cha ông đãđể lại cho chúng ta kho tàng di sản văn hóa vật thểvàphi vật thểvô cùng phong phú, trong đócóđờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ- loại hình nghệthuật dân gian được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhãnhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của dân ca miền Trung, dân ca Nam bộ. Với tính độc đáo của nghệthuật ĐCTT Nam bộ do cộng đồng 21 tỉnh, thành phốĐông Nam bộ và Tây Nam bộ sáng tạo ra, được trao truyền qua nhiều thếhệvà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012; Ủy ban liên Chính phủ vềBảo vệdi sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2013. Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các tỉnh, thành Đông Nam bộ và Tây Nam bộ đãtổ chức thành công Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ I tại Bạc Liêu - nơi được coi là chiếc nôi của nghệ thuật ĐCTT Nam bộ và đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Năm 2017, Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II được tổ chức tại Bình Dương tiếp tục tôn vinh, quảng báloại hình nghệthuật độc đáo này đến với nhân dân trong nước và b ạn bè quốc tế.
Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ của Festival lần này, chúng ta tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức, tích cực hành động của toàn xãhội trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giátrịdi sản văn hóa của dân tộc đối với nghệthuật ĐCTT Nam bộ; đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệthuật, thưởng thức văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Từđó, tăng cường sự liên kết vùng trong việc hợp tác về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thếcủa các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương các tỉnh, thành Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ và đồng bào thời gian qua đã có nhiều đóng góp tích cực nhằm hưởng ứng Chương trình hành động quốc gia về bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT Nam bộ giai đoạn 2014-2020 với nhiều hoạt động phong trào, nhiều hình thức sinh hoạt và giao lưu phong phú, hiệu quả. Với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển”, tôi hy vọng rằng, Festival lần này với sự chuẩn bị công phu của Ban tổ chức và sự chu đáo của địa phương đăng cai sẽ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế bằng những điệu nhạc, lời ca và tình người da diết mà bao thế hệ nghệ nhân đã gửi lòng mình vào đósẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi hơn, sâu lắng hơn trong lòng người dân Việt Nam luôn gắn bó, yêu thích nghệ thuật dân gian truyền thống nói chung, trong đó có nghệ thuật ĐCTT Nam bộ.
ĐỒNG CHÍ TRẦN THANH LIÊM, PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH UBND TỈNH, PHÓ TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC FESTIVAL ĐCTT QUỐC GIA LẦN THỨ II - BÌNH DƯƠNG NĂM 2017: “Festival ĐCTT là dịp để phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc...”
Trải qua hành trình hơn 300 năm di dân, khẩn hoang và an cư lạc nghiệp trên vùng đất mới; với bản chất dung dị, mộc mạc nhưng giàu tình cảm của người dân xa xứ; người dân Nam bộ đãsáng tạo ra loại hình nghệ thuật độc đáo, ẩn chứa những nét đặc trưng của đất và người phương Nam, đólà nghệ thuật ĐCTT.
Xuất phát từ“cái nôi” là Bạc Liêu, đến nay ĐCTT đã được định hình và phát triển trên khắp vùng đất Nam bộ. Đối với người dân phương Nam, từng làn hơi vọng cổ đã đi vào tiềm thức, thấm đẫm vào tâm khảm và huyết quản của nhiều người.
Lúc ban đầu, ĐCTT chỉ là nguồn vui trong cộng đồng của cư dân Nam bộ. Đến giờ, nhờsự lan tỏa mạnh mẽ ra khắp vùng miền, sinh hoạt ĐCTT đã trở thành phong trào văn nghệ mang đậm nét văn hóa dân gian. ĐCTT đã dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Với ý nghĩa và tầm vóc quan trọng đó, đặc biệt Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận ĐCTT Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một vinh dự to lớn của Nam bộ và của cả nước Việt Nam; đồng thời đặt ra một trọng trách to lớn cho các tỉnh, thành khu vực Nam bộ trong việc bảo tồn, phát triển nghệthuật ĐCTT; bảo đảm cho bộ môn đặc sắc này được trường tồn và đóng vai trò tích cực vào sự đa dạng của kho tàng văn hóa phi vật thể nhân loại.
Tiếp nối thành công của Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ I tại Bạc Liêu năm 2014, tỉnh Bình Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho đăng cai tổ chức Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II năm 2017. Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II gồm một chuỗi hoạt động nghệthuật được Ban tổ chức cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ đầu tư công phu và ấn tượng; khơi dậy sự đam mê và mang lại niềm tin cho các nghệ nhân, nghệ sĩ trong việc nỗ lực bảo tồn nghệ thuật ĐCTT; góp phần cho bộ môn này không bị mai một, nhất là trong tình hình bùng nổ thông tin với các thiết bị truyền thông đa phương tiện như hiện nay.
Bên cạnh việc quảng bá về quê hương Nam bộ và đất nước Việt Nam, Festival lần này còn là sân chơi lành mạnh cho những ai yêu thích ĐCTT; là nơi vinh danh và tưởng nhớ đến các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân tài danh đã cống hiến vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Cũng qua Festival ĐCTT lần này, các nhà quản lý, các nghệ nhân, nghệ sĩ được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm; để từ đó đoàn kết, chung tay bảo tồn bộ môn ĐCTT; tất cả vì mục tiêu phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển văn hóa gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng.
H.THUẬN (lược ghi)
(责任编辑:La liga)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Hậu Giang: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp
- ·Gửi tiết kiệm ngân hàng
- ·Chứng khoán hôm nay 17/2: VN
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Mở rộng cơ sở thuế hợp lý sẽ đạt nhiều mục tiêu
- ·Chính sách khuyến công tạo đà cho doanh nghiệp thích nghi tình hình mới
- ·Gỡ nút thắt để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Thái Bình phấn đấu khởi công Khu công nghiệp VSIP vào đầu Xuân Giáp Thìn 2024
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Khánh Hòa gỡ vướng, giải quyết khó khăn của loạt cụm công nghiệp
- ·Infographics: Ngành Thuế thu ngân sách đảm bảo tiến độ dự toán
- ·Ông Mai Sơn được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·TPHCM: 166 doanh nghiệp chế xuất đáp ứng các yêu cầu về giám sát hải quan
- ·Hải quan Quảng Ngãi: Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 83%
- ·Hải quan Bình Dương: Thông quan hàng hóa đạt kim ngạch gần 56 triệu USD trong dịp lễ 2/9
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Giá vàng tăng, người mua lãi hơn nửa triệu đồng/lượng
- Tìm kiếm hướng dẫn viên du lịch: Cungdi.net
- Khánh thành giai đoạn 1 Kho lạnh Long An tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc 2, Bến Lức
- Dịch vụ vệ sinh ghế TP.HCM
- Giá gạo xuất khẩu tăng vọt còn giá càphê tiếp tục lao dốc
- Cơn sốt giá gạo giảm nhiệt vì sao?
- Chiến lược Phát triển Ngành nghề Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Haiphongioc.vn
- Giá vàng hôm nay 27/6: Vàng SJC đảo chiều giảm giá, vàng thế giới tăng nhẹ
- Nêu cao vai trò lãnh, chỉ đạo thực hiện 3 công trình trọng điểm
- Pháp lý minh bạch – Sức hút từ đại đô thị sinh thái Five Star Eco City