【nhan dinh real sociedad】Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục khởi sắc,ươngmạihaichiềuViệtNam–HoaKỳtiếngầnmốctỷnhan dinh real sociedad đạt gần 75 tỷ USD sau 7 tháng Việt Nam - Hoa Kỳ ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng |
Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt 77,9 tỷ USD, tăng 25,4%; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 6,9%.
8 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD; xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ (Ảnh: TTXVN) |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,82% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 19,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ.
Đứng thứ hai trong danh sách này là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,14 tỷ USD, tăng 19,87% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 16,79%.
Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ cũng ưa chuộng hàng dệt may, da giày, nông sản... từ Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tăng lên, hàng tồn kho giảm. Lo ngại lớn nhất khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là việc nước này gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đang phải đối diện với những rào cản từ phòng vệ thương mại. Để hạn chế rủi ro bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, tạo được các giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu trữ số liệu xuất khẩu để hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ, theo các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu rõ ràng và thiết thực, tạo ra các cơ chế ưu đãi về thuế, cung cấp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng logistics cũng là một yếu tố then chốt, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì các chương trình đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp cần được cung cấp các công cụ và kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường này, từ việc cải thiện quy trình sản xuất đến việc nâng cao chất lượng đóng gói và tiếp thị.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả bằng cách nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đồng thời, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và các sự kiện giao thương cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, thiết lập mối quan hệ với các đối tác và nhà phân phối tại Hoa Kỳ.
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Crystal Holidays ra mắt thẻ du lịch điện tử thông minh Digiholidays
- ·Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
- ·Cục thuế Cần Thơ sắp xếp lại bộ máy cấp phòng
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Vận hành đường dây 500kV Miền Tây Nam bộ
- ·Dấu hiệu túng quẫn tiền bạc
- ·Quảng Ngãi: Công khai 87 doanh nghiệp nợ trên 39 tỷ đồng tiền thuế
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Ông trùm Điền Quân mà bà Phương Hằng nhắc đến giàu cỡ nào?
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Cục Thuế Ninh Bình đạt nhiều kết quả khả quan trong quý I/2019
- ·Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Những “bông hoa” đẹp nhất
- ·Thông báo hiệu lực hiệp định thuế giữa Việt Nam và Estonia
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Bổ nhiệm ông Lưu Mạnh Tưởng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- ·Giá vàng hôm nay 28/10: USD đảo chiều giảm mạnh, vàng mất đà đi xuống
- ·Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà XHCH Việt Nam
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Những nghề kỳ lạ mà lương hấp dẫn