【ket qua bong da viet nam hom nay】Bảo đảm cung, cầu hàng hoá, ổn định thị trường cuối năm
Thời điểm cuối năm, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thường tăng giá bất hợp lý. Để ngăn chặn tình trạng này, Sở Công thương đang phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường gồm 11 mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thời điểm cuối năm, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thường tăng giá bất hợp lý. Để ngăn chặn tình trạng này, Sở Công thương đang phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường gồm 11 mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Điểm mới trong chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu những tháng cuối năm, trước, trong và sau Tết là các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá được hỗ trợ lãi suất trong vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm dịp cuối năm. |
Phó Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương Trần Thanh Trung cho biết, ngay từ đầu tháng 10/2015, đơn vị đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phục vụ Tết. Các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, gồm: lương thực thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản, đồ uống, bánh, mứt, mỹ phẩm, dệt may, da giày, thiết bị điện, điện tử, đồ gia dụng, sản phẩm nhựa, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, sản phẩm nghề và làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng, miền… Sản phẩm tham gia chương trình là hàng Việt Nam bảo đảm rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Tổng giá trị hàng dự trữ theo kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân là 1.035 tỷ đồng. Dự báo nhu cầu mua sắm trong dịp Tết năm nay tăng từ 15-20% so với Tết Nguyên đán năm trước.
Để bình ổn thị trường, thời gian qua, sở phối hợp với các địa phương tổ chức ba phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Có 103 lượt doanh nghiệp tham gia với 120 gian hàng, 59.000 lượt người đến tham quan mua sắm, với tổng doanh thu khoảng 3,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sở Công thương còn có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hệ thống bán hàng Việt Nam ở vùng nông thôn sâu, bán hàng lưu động bằng ghe, vỏ, xe để phục vụ người dân mua sắm trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Ngọc Liễu, khóm 7, phường 8, TP Cà Mau, cho biết, trước đây, vào dịp Tết, tư thương lợi dụng để tăng giá các mặt hàng lương thực thực phẩm. Mấy năm gần đây có chương trình bình ổn giá nên giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm không biến động giá như các năm trước nên rất yên tâm mua sắm những ngày Tết.
Chị Nguyễn Thị Quyên, ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trước đây muốn mua sắm các nhu yếu phẩm trong dịp Tết phải chuẩn bị trước gần một tháng để ra tận chợ huyện hay tỉnh để mua. Còn bây giờ, nhờ chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, mua sắm rất tiện, giá cả lại hợp lý.
Những năm qua, chương trình bình ổn giá góp phần kiềm chế mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, nhất là trong các dịp lễ, Tết Nguyên đán, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, bảo đảm an sinh xã hội. Chương trình bình ổn giá còn hạn chế hiện tượng đầu cơ, thu gom hàng và ổn định tâm lý, định hướng người tiêu dùng, tránh tình trạng sốt hàng, tăng giá ảo, làm mất ổn định thị trường.
Phó Giám đốc Sở Công thương Lưu Văn Quốc cho biết, các mặt hàng bình ổn giá đều được cơ quan chức năng thẩm định, doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về giá bán, không được tự ý tăng giá tại các điểm bán và dự trữ đầy đủ nguồn hàng. Khi xảy ra biến động về giá bán, về lượng hàng, các doanh nghiệp sẵn sàng đưa hàng đến khu vực biến động, giúp định hướng thị trường, ổn định tâm lý người dân. Thông qua chương trình bình ổn giá còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong việc khai thác nguồn hàng, ký kết hợp đồng sản xuất, dự trữ hàng hoá. Với sự chuẩn bị tích cực từ các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, chắc chắn rằng hàng hoá trong dịp Tết Nguyên đán sẽ dồi dào, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh./.
Bài và ảnh: Trúc Ly
(责任编辑:La liga)
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Cổ phần hóa Vinalines: Chờ cơ chế mới trong chào bán cổ phần cảng biển
- ·Dừng xe tránh nắng dưới bóng cây để chờ đèn hiệu giao thông có bị xử phạt?
- ·Giao dịch viên chiếm đoạt hơn 2 tỷ của nhiều bị hại ở Sơn La
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·3 thanh niên bị khởi tố vì tự ý bán xe máy của người khác
- ·Khách du lịch đến Tiền Giang dịp lễ 30/4
- ·138 người bị lừa hơn 38 tỷ đồng và việc truy tìm 'người đàn ông bí ẩn'
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Động thổ dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Phát huy văn hóa đặc sắc qua lễ hội Tháp Bà Ponagar
- ·Du khách đến Đà Lạt tránh nóng tăng mạnh giữa kỳ nghỉ lễ
- ·Lập biên bản 3 vụ vận chuyển khí cười trong khu đô thị ở Gia Lâm
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Người đàn ông bị phạt 13 năm tù do xâm hại tình dục con gái người tình
- ·Thiếu nữ lớp 9 đưa nhóm trai làng vào vòng lao lý
- ·Mở rộng không gian, hướng tới du lịch 4 mùa
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Bắt đối tượng vận chuyển gần 10kg ma túy tổng hợp ở Sơn La