会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vđqg đan mạch hôm nay】Mũi vaccine 4 giúp giảm 78% nguy cơ tử vong; Dịch lan rộng tại Trung Quốc!

【vđqg đan mạch hôm nay】Mũi vaccine 4 giúp giảm 78% nguy cơ tử vong; Dịch lan rộng tại Trung Quốc

时间:2025-01-27 05:34:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:544次
Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải,ũivaccinegiúpgiảmnguycơtửvongDịchlanrộngtạiTrungQuốvđqg đan mạch hôm nay Trung Quốc ngày 26/3/2022.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 318.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 330 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 25 triệu trường hợp và 398.426 ca tử vong. Trong ngày 27/3, Việt Nam có số ca mắc mới (91.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Philippines ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (131 ca).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất thế giới, với 81.616.936 ca mắc và 1.003.425 ca tử vong. Đứng thứ hai là Ấn Độ với 43.019.453 ca mắc, trong đó có 521.034 ca tử vong. Trừ châu Âu với hơn 5,3 triệu ca mắc mới và châu Đại dương, khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Phi đều ghi nhận xu hướng giảm.

Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới ở nước này tiếp tục dưới mốc 400.000 ca ngày thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, nước này ghi nhận thêm 318.130 ca mắc mới, trong đó có 43 ca nhập cảnh, đưa tổng số ca mắc lên 11.162.232 ca. Số ca mắc mới tại Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng giảm kể từ ngày 23/3. Trong khi đó, số ca tử vong trong ngày 27/3 cũng đã giảm 41 ca so với ngày trước đó, xuống còn 282 ca.

Trong 24 giờ qua, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận 8.037 ca mắc mới COVID-19 và 151 ca tử vong. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới tại đây dưới mốc 10.000 ca.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 22/3/2022.

Trước những tín hiệu đáng mừng của dịch bệnh, chính quyền Hong Kong đã công bố chi tiết kế hoạch mở cửa lại hòn đảo. Theo đó, từ 0h ngày 1/4, cư dân tại Hong Kong đáp ứng đủ điều kiện sẽ được quay trở lại hòn đảo.

Những người không phải cư dân Hong Kong chưa được phép lên máy bay từ bất kỳ khu vực nào ở nước ngoài. Để được trở lại Hong Kong, cư dân phải có bộ giấy tờ sau: hoàn thành việc tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và có hồ sơ tiêm chủng được phê duyệt, có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 48 giờ và giấy xác nhận đặt phòng khách sạn cách ly trong 7 hoặc 14 ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine có thể nhập cảnh Hong Kong với người đi cùng có đủ các điều kiện nêu trên, cùng phải trải qua quy trình cách ly bắt buộc cùng nhau.

Nhật báo lớn nhất Mexico El Universal ngày 27/3 đã tổng hợp ý kiến một số chuyên gia Mỹ Latinh đồng tình rằng trong trạng thái “bình thường mới”, khu vực này vẫn không nên từ bỏ các biện pháp phòng ngừa COVID-19, cảnh giác trước các biến thể mới và tăng cường nỗ lực tiêm chủng cho người dân.

Sau hơn 2 năm kể từ khi trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại Mỹ Latinh và Caribe được xác nhận ngày 25/2/2020 ở Brazil, khu vực này đang tìm cách chuyển sang trạng thái bình thường mới, với việc đẩy nhanh khôi phục kinh tế, song đứng trước nguy cơ là việc hạn chế các biện pháp an ninh y tế xuống mức tối thiểu có thể dẫn đến thất bại trong cuộc khủng hoảng y tế “trăm năm có một” ở cấp độ toàn cầu do đại dịch gây ra.

Thực tế là dịch COVID-19 vẫn đang tồn tại và sẽ tiếp diễn trong năm nay, có thể với cường độ yếu hơn. Trong khi đó, nỗ lực tiêm chủng ít nhất 3 mũi vaccine cho người dân đạt tiến triển không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.

Các chuyên gia được El Universal phỏng vấn nhất trí rằng giải pháp lý tưởng nhất là phát huy những kinh nghiệm thu được trong đại dịch mà không áp đặt quy định bắt buộc, chẳng hạn như duy trì việc đeo khẩu trang toàn bộ tại một số địa điểm.

Mục tiêu của biện pháp này là mô phỏng các cộng đồng đã quen sử dụng khẩu trang ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ để chống ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa bệnh hô hấp. Một biện pháp khác cần duy trì là rửa tay, một phương pháp đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới trong 27 tháng qua.

Các chuyên gia cũng nhận định virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất mà trở thành bệnh dịch không thường xuyên hoặc theo mùa. Do đó, tiêm chủng sẽ là chìa khóa để sống chung với COVID-19 trong tương lai, trong đó các loại vaccine mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhờ tiến bộ khoa học sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Rio de Janeiro, Brazil.

Từ trường Y khoa thuộc Đại học Hispano-America ở Costa Rica, nhà dịch tễ học Ronald Evans nhận định điều tồi tệ nhất đã qua, đại dịch đang bị đẩy lùi, ít nhất là tại quốc gia Trung Mỹ này. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng cuộc sống chưa thể quay trở lại như trước đại dịch, trong thời kỳ “bình thường mới” vẫn phải duy trì các quy tắc như đối với các bệnh đặc hữu, chẳng hạn như cúm mùa, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người già, bệnh nhân ức chế miễn dịch và nhân viên y tế. Ông Evans cũng cho rằng cần phải chờ đợi và duy trì cảnh giác trước nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Trước đó, ngày 16/3 vừa qua Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã khuyến nghị châu Mỹ tập trung vào tiêm chủng để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất, trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng ở các khu vực khác. Theo PAHO, mặc dù nhiều nơi ở Tây Bán cầu đã đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 70%, vẫn có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa bao phủ được một nửa dân số. Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho rằng còn quá sớm để giảm bớt sự cảnh giác, đồng thời cảnh báo nếu nới lỏng các biện pháp không đúng thời điểm, dịch bệnh sẽ tăng vọt đến mức nguy hiểm, cướp đi nhiều sinh mạng hơn./.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
  • Bộ Tài chính hướng dẫn tạo cơ chế nguồn thực hiện tiền lương năm 2021
  • Hội chợ Thương mại quốc tế Việt
  • Trung Quốc khảo sát dân số toàn quốc trong bối cảnh tỉ lệ sinh giảm
  • Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
  • Tết cộng đồng 2024 tại Maroc
  • Nổ pháo hoa tại Trung Quốc, ít nhất 4 người thiệt mạng
  • Xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến thu về bao nhiêu?
推荐内容
  • Sóc Bom Bo
  • Chính phủ đồng ý đề xuất gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất của Bộ Tài chính
  • Một số lưu ý khi phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2021
  • Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh giảm nhẹ
  • Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
  • Thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid