【tỷ số sea games】Mở đường cho thị trường chứng khoán phái sinh
Cơ hội
Tính đến hết tháng 8-2015,ởđườngchothịtrườngchứngkhoánphátỷ số sea games trên thị trường chứng khoán có 892 mã cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn giao dịch (giao dịch sơ cấp, thứ cấp và UpCom), với tổng vốn hóa lên tới trên 30% GDP, giá trị giao dịch hàng ngày trên 2.000 tỷ đồng. Thị trường trái phiếu Chính phủ cũng có bước phát triển vượt bậc 3 năm gần đây, với quy mô đạt 14% GDP, thanh khoản thường xuyên lên tới 2.000 tỷ đồng/phiên với sự tham gia của 25 thành viên đấu thầu và 54 thành viên giao dịch là các định chế tài chính hàng đầu trong nước.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Nguyễn Sơn, TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển 15 năm nhưng lại chưa có thị trường phái sinh dựa trên công cụ là chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động về giá. Hiện trên thị trường mới chỉ có công cụ đầu tư cơ bản như: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Cũng theo ông Nguyễn Sơn, thực tế, để hạn chế những rủi ro, các nghiệp vụ tài chính phái sinh được hình thành và từng bước đưa vào hoạt động. Một số sản phẩm phái sinh xuất phát từ công cụ gốc là cà phê, hạt điều, vàng, lãi suất... đã hình thành và phát triển ở các mức độ khác nhau. Đơn cử như đã có nhiều ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài: Vietcombank, Techcombank, HSBC, Citibank... cung cấp các loại sản phẩm phái sinh tiền tệ nhưng khách hàng còn ít, khối lượng giao dịch nhỏ.
Trên thị trường hàng hóa trong nước có 3 sàn giao dịch là Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuật, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín.. đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh. Chẳng hạn như: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: Cà phê, cao su và thép cán nóng. Nhưng đa phần các giao dịch phái sinh này cũng chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm vì chưa có cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể.
Trong khi đó, hơn 10 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán phái sinh đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô giao dịch và đã được hầu hết các thị trường trong khu vực triển khai như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...
“Vì vậy, việc triển khai thị trường chứng khoán phái sinh là nhu cầu tất yếu, giúp hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường trong nước với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế”- ông Nguyễn Sơn nói.
Còn đứng ở góc độ thành viên thị trường, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV, ông Cấn Văn Lực kỳ vọng, khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động sẽ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời phân tán và phòng ngừa được rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mặt khác, nhìn vào kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy, thị trường phái sinh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Đây là giải pháp hiệu quả thay thế các giao dịch thị trường tiền mặt và góp phần phân bổ nguồn lực, nguồn vốn và là công cụ quan lý rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ tín dụng, rủi ro giá chứng khoán…
“Do đó, các tập đoàn, định chế tài chính, Chính phủ đều có lợi ích từ thị trường phái sinh khi mà nguồn huy động vốn có chi phí thấp và đa dạng. Các nhà đầu tư có thể tăng tỷ suất lợi nhuận tài sản và tạo các loại tài sản hấp dẫn, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Còn doanh nghiệp có thể vay vốn từ các nguồn vốn giá rẻ bằng việc sử dụng sản phẩm hoán đổi ngoại tệ hoặc hoán đổi lãi suất"- ông Cấn Văn Lực dẫn chứng.
Tạo hành lang pháp lý
Trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 đã đặt ra việc xây dựng TTCK phái sinh theo lộ trình thích hợp. Theo đó, một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong Luật Chứng khoán như: Việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ sở gốc là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng được một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch tài sản cơ sở…
Nhưng phải đến tháng 5-2015, khi Nghị định số 42/2015/NĐ-CP hướng dẫn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được Chính phủ ban hành mới chính thức đặt nền móng ban đầu cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Phó Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Thành Long, đến thời điểm hiện nay, về cơ bản những quy định, định hướng thiết lập cho thị trường, đảm bảo sự phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán phái sinh đã đầy đủ. Bộ Tài chính đã chính thức giao Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tổ chức hoạt động giao dịch của thị trường chứng khoán phái sinh. Về phía UBCKNN đang khẩn trương lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP và tổ chức xây dựng các quy chế nghiệp vụ, quy trình thống nhất theo Thông tư hướng dẫn.
Hiện nay VSD đã đưa ra các phương án tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh vì vậy lãnh đạo UBCKNN khuyến cáo các thành viên thị trường cần chủ động về việc đảm bảo vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định, đóng góp Quỹ bù trừ cho Trung tâm lưu ký và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro theo quy định.
Theo lộ trình của Bộ Tài chính, UBCKNN trong vòng 12 tháng tới sẽ vận hành thị trường chứng khoán phái sinh và thực tế đã có nhiều công ty chứng khoán đang sẵn sàng tham gia thị trường. Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), ông Trịnh Hoài Giang tiết lộ, để đảm bảo năng lực tham gia thị trường chứng khoán phái sinh khi thị trường này mở cửa, HSC đang bắt tay triển khai các bước chuẩn bị về hệ thống giao dịch, quy trình nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự…
“Theo quy định thành viên giao dịch phái sinh cần vốn điều lệ là 600 tỷ đồng cho tự doanh, 800 tỷ đồng cho môi giới. Về điều kiện này, HSC đã đủ điều kiện. Tương tự với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cần duy trì trên 250% thì hiện tỷ lệ này của HSC là 850%”- ông Trịnh Hoài Giang cho hay.
(责任编辑:La liga)
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Chuyện tìm hài cốt quân nhân Australia mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam
- ·Thiếu tướng Lê Ngọc Châu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
- ·Hộ Khmer vượt khó
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Bảng… khuất !
- ·Đền ơn, đáp nghĩa ở huyện Long Mỹ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân sắp thăm Trung Quốc
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hoàn thành 600km cao tốc ở ĐBSCL trong năm 2025
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Kiểm nghiệm hóa chất nguy hại trong nhiều loại thực phẩm
- ·Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ nhậm chức Tổng thống Indonesia
- ·Sổ tang điện tử cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sự khắc ghi của Nhân dân
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Chánh án TAND Tối cao: Phải xử lý chặt chẽ vụ Vạn Thịnh Phát để tránh hệ lụy
- ·80 hoạt động, nhiều biệt lệ trong chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
- ·Kỷ luật khiển trách nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương Đặng Minh Hưng
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·'Coi trọng tiêu chí liêm chính trong tạo nguồn và quy hoạch cán bộ'