【ket qua bong da phap hom nay】Phòng ngừa cháy, nổ trong cao điểm mùa khô
Bài cuối: Phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ
Nhằm chủ động phòng ngừa,òngngừacháynổtrongcaođiểmmùakhôket qua bong da phap hom nay hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, việc phát huy vai trò của lực lượng “4 tại chỗ”, gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ, là hết sức cần thiết.
Có mặt kịp thời
Chiều ngày 4-3, trên địa bàn KP.Khánh Vân, phường Khánh Bình (TP.Tân Uyên) xảy ra vụ cháy đám cỏ. Theo chiều gió, ngọn lửa có thể cháy lan sang khu dân cư và một số công ty cạnh đó. Để phòng ngừa cháy lan, ông Trần Anh Tài (SN 1974, ngụ KP.Khánh Vân) nhanh chóng dùng xe ủi đến hiện trường rồi đẩy phăng cỏ khô, tạo một đường ranh rộng khoảng 5m. Lúc này nhiều xe ba gác chữa cháy lưu động của phường Khánh Bình xuất hiện hỗ trợ công tác dập lửa. Một số người dân xắn tay áo dọn đường để xe tiến vào xịt nước, dập lửa. Không lâu sau, ngọn lửa được khống chế, không cho cháy lan.
Nhằm tăng cường khả năng phát hiện, ứng phó sự cố cháy, nổ ngay từ ban đầu, lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức tuyên truyền về PCCC cho lực lượng bảo vệ các khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TÂM TRANG
Trước đó, xảy ra một vụ cháy tại bãi chứa rác, cỏ khô ở xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Tuy nhiên chỉ khoảng 20 phút sau, đám cháy được người dân và lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở địa phương khống chế. Bãi rác này có quy mô lớn và tiếp giáp nhà xưởng, khu dân cư đông người. Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân cháy là do người dân đốt cỏ khô, dọn vệ sinh môi trường gây cháy lan sang bãi rác.
Được biết, tại Trung tâm Thông tin chỉ huy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an (CA) tỉnh, mỗi ngày trực ban tiếp nhận nhiều cuộc gọi báo cháy qua Tổng đài 114. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2024, Tổng đài 114 nhận tin 304 vụ cháy (trong đó 89 vụ cháy cở sở tự dập tắt) và 201 vụ cháy cỏ (56 vụ được người dân dập tắt). So với 3 tháng đầu năm 2023, số vụ cháy tăng 92 vụ.
Với phương châm “4 tại chỗ”, hiện một số phường, xã đã triển khai hiệu quả mô hình “Xe chữa cháy lưu động” để len lỏi vào những con hẻm nhỏ. Theo Thượng tá Bùi Trung Hiếu, Phó trưởng CA TP.Thuận An, mô hình này ra đời nhằm khắc phục tình trạng khi xảy ra cháy trong các con hẻm sâu, ngõ nhỏ thì việc chữa cháy gặp khó khăn, phương tiện chữa cháy chuyên dụng không thể tiếp cận hiện trường, chậm trễ thời gian “vàng”. |
Theo Thiếu tá Nguyễn Thành Trung, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH trên sông, cán bộ, chiến sĩ trực Tổng đài 114 luôn nghiêm túc với nhiệm vụ tiếp nhận nguồn tin báo cháy, nhiều lúc có 2-4 cuộc gọi cùng lúc đổ chuông, các chiến sĩ trực luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Mỗi ngày cán bộ, chiến sĩ nhận trung bình hàng trăm cuộc gọi, trong đó có khoảng 3-4 cuộc gọi báo cháy. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2024 số cuộc gọi do người dân báo tin cháy cỏ tăng nhiều. “Trong tuần, đội chúng tôi nhận tới gần 20 vụ báo cháy cỏ, tương đương khoảng 80 vụ/tháng”, Thiếu tá Nguyễn Thành Trung cho biết.
Ghi nhận trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 548 vụ cháy, trong đó có 6 vụ cháy lớn, 35 vụ cháy trung bình và 507 vụ cháy nhỏ được quần chúng nhân dân, lực lượng PCCC tại chỗ dập tắt kịp thời, không để cháy lan, cháy lớn; thiệt hại không đáng kể. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ cháy lớn và số vụ cháy trung bình tiếp tục được kìm giảm, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Riêng trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 474 vụ cháy, sự cố cháy, so với cùng kỳ năm 2022, tình hình cháy tăng 115 vụ.
Theo đánh giá, nguyên nhân các vụ cháy phần lớn do bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt gây ra các vụ cháy cỏ, rác, phế liệu và các loại hình khác… Bên cạnh đó, các vụ cháy còn phát sinh do chập điện, sự cố hệ thống điện, sự cố kỹ thuật, tác động của thiên nhiên, khí hậu, tai nạn giao thông.
Phát huy lực lượng tại chỗ
Để tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa cháy, nổ và sự cố, tai nạn trên địa bàn tỉnh, nhiều mô hình, cách làm hay đã được xây dựng. Cụ thể như mô hình “Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự và PCCC” được CA (CA) tỉnh xây dựng, triển khai từ đầu năm 2020. Sau khi thực hiện thí điểm tại các khu dân cư như Himlam Phú Đông (TP.Dĩ An), Hiệp Thành 3 (TP. Thủ Dầu Một)… đến nay mô hình đã phát huy hiệu quả qua việc huy động được người dân tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn PCCC tại cơ sở; nâng cao ý thức về PCCC trong cộng đồng dân cư, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 khu dân cư thực hiện mô hình Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự và PCCC. Mô hình này đang được nhân rộng.
Ngoài mô hình trên, hiện nay “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” đi vào hoạt động cũng tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của người dân trong thực hiện các quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ. Qua trao đổi với P.V, Thiếu tá Lê Hữu Tài, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH CA tỉnh, cho biết việc triển khai mô hình trên có ý nghĩa quan trọng, giúp phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác PCCC theo phương châm “4 tại chỗ”.
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH CA tỉnh, cho biết để hạn chế xảy ra cháy, nổ thì việc đề cao ý thức, trách nhiệm của người dân là yếu tố quyết định. Nếu được trang bị kiến thức và kỹ năng PCCC, quần chúng nhân dân chính là chủ thể có thể phát hiện sớm, xử lý đúng cách, kịp thời với đủ nhân lực, phương tiện tại chỗ sẽ giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra. Do đó, trong công tác PCCC&CNCH phải xác định lấy người dân là trung tâm và chủ thể, là nguồn động lực và động lực của công tác này. “Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong “thời điểm vàng” - 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm “Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân”, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn nói.
Từng bước nâng cao ý thức người dân trong PCCC Theo Trung tá Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH CA tỉnh, nhằm hạn chế các vụ cháy cũng như thiệt hại do cháy gây ra, CA tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH đến người dân, nhất là ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến; lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh. Khi xảy ra cháy tại phường Khánh Bình, TP.Tân Uyên, ông Trần Anh Tài dùng xe ủi tạo một đường ranh rộng khoảng 5m để hạn chế cháy lan sang các nhà xưởng gần đó. Ảnh: THANH QUANG |
TÂM TRANG - THANH QUANG
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Google phát hành bản cập nhật AI cho Android, giới thiệu Pixel 9 series
- ·Việt Nam chưa thể chế biến đất hiếm cho công nghiệp bán dẫn, xe điện
- ·Chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu dệt may: Giá rẻ “bó chân”
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Hỗ trợ người dân tương tác với chính quyền trên môi trường số
- ·Tháng 9/2028 sẽ “khai tử” công nghệ 3G tại Việt Nam
- ·Ngân hàng Singapore loại bỏ dần OTP
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Ngần ngại độc quyền tư nhân ở sân bay, cảng biển
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online
- ·Xây khu trung chuyển hàng hóa tại Lạng Sơn, Cao Bằng
- ·Khi văn bản quản lý trở thành gánh nặng!
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Apple ra cảnh báo khẩn cho người dùng iPhone
- ·Giá cà phê giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp điêu đứng
- ·Thiết bị đeo thông minh có thể thay thế thiết bị y tế thông dụng không?
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Thành lập Khu trung chuyển hàng hóa đầu tiên của Việt Nam tại Lạng Sơn