【lich thi dau ngoai hang anh moi nhat】Hướng đến sản xuất sạch trong công nghiệp
Tăng cường kiểm tra lĩnh vực môi trường
Các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nước thải phát sinh từ các nhà máy chế biến cao su,ướngđếnsảnxuấtsạchtrongcocircngnghiệlich thi dau ngoai hang anh moi nhat tinh bột mì, các trang trại chăn nuôi heo, khu công nghiệp (KCN)… Để kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm từ các loại hình này, cải thiện chất lượng và bảo vệ môi trường các lưu vực sông, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường thanh - kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhất là chủ đầu tư các KCN, các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải, khí thải phát sinh lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao…
Nhà máy chế biến của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng - đơn vị có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trên địa bàn tỉnh
Ông Nguyễn Đức Bá, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Qua thanh tra, Chánh thanh tra sở đã ban hành 38 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 20 tổ chức và 18 cá nhân với tổng 888 triệu đồng, truy thu số lợi bất hợp pháp với tổng 1 tỷ 278 triệu 595 ngàn 601 đồng. Đối với lĩnh vực môi trường, thanh tra sở đã tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh và các dự án chăn nuôi heo trên địa bàn 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
Hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường
Thời gian qua, các doanh nghiệp trong các KCN, khu kinh tế, cụm công nghiệp đã thực hiện khá tốt quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hiện đã có 11/13 KCN trên địa bàn tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong đó 8 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt cột A QCVN 40:2011/BTNMT, 2 KCN đang triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Riêng KCN Chơn Thành II do không thu hút được nhà đầu tư hạ tầng nên UBND tỉnh giao Trung tâm Khai thác hạ tầng KCN thuộc Ban quản lý Khu kinh tế quản lý hạ tầng của KCN này. Theo đó, các doanh nghiệp trong KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT, sau đó hợp đồng với KCN Chơn Thành I thu gom, tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường.
Ngoài đối thoại với doanh nghiệp, Chi cục Bảo vệ môi trường rất mong muốn việc giám sát được chặt chẽ hơn thông qua hệ thống camera truyền dữ liệu. Nếu doanh nghiệp có thể đồng hành với địa phương trong việc lắp đặt camera truyền dữ liệu thì việc thanh - kiểm tra của lực lượng chức năng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”. |
Ông Võ Văn Dinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường |
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc đầu tư, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, thực hiện cải tạo công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, sản xuất sạch hơn, đồng thời tiết kiệm nguyên - nhiên liệu, tái sử dụng chất thải sau xử lý để giảm thiểu các tác động đến môi trường. Sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tái sử dụng phế phẩm và bán thành phẩm có giá trị, tạo hình ảnh tốt hơn cho doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ môi trường làm việc, cải thiện sức khỏe người lao động và đưa công nghiệp phát triển bền vững. “Thời gian tới, cơ quan chuyên môn sẽ tham mưu UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở phải có giấy xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường thì mới được phép chính thức hoạt động” - ông Võ Văn Dinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường nói. Tính đến nay đã có 123 đơn vị được kiểm tra, cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
Cũng theo ông Võ Văn Dinh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phân vùng xả thải áp dụng đến năm 2030 và quy định về các cơ sở chăn nuôi heo có công suất nước thải từ 300m3/ngày đêm trở lên phải thực hiện quan trắc tự động. Đồng thời, tổ chức hội nghị gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài đang ký hợp đồng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, xử lý nước thải chăn nuôi đạt quy chuẩn bảo vệ môi trường.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Cựu Chủ tịch Bình Thuận giúp doanh nghiệp hưởng lợi bất hợp pháp 45 tỷ
- ·Cắt giảm diện tích “siêu dự án” đô thị của HUD
- ·Co.opmart khuyến mãi lớn mừng sinh nhật
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·HDBank tặng 7.500 mũ bảo hiểm cho trẻ em
- ·Khởi tố nhóm đối tượng đánh bài bằng kẹo màu xanh, vàng, tím
- ·Làm giả web ngân hàng, lừa đảo hàng chục tỷ đồng của 700 bị hại
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Lạng Sơn: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Hé lộ bất ổn trong báo cáo tài chính DN niêm yết
- ·Bắt giam 2 lãnh đạo Ban quản lý dự án ở Nghệ An
- ·Hành trình vây bắt 'ông trùm' băng ma tuý xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Yên bái sưu tầm nhiều tư liệu, hiện vật quý trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
- ·Cô gái ở Cần Thơ bị bắt cùng nhiều loại ma túy mới
- ·Công an chặn người phụ nữ chuyển tiền cho kẻ lừa đảo ngay tại ngân hàng
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Đất nước trọn niềm vui – sự kết hợp âm nhạc độc đáo giữa hai thế hệ