【bảng xếp hạng liga tây ban nha】“Linh hồn" của các kỳ họp HĐND
(CMO) Tại Cà Mau, các kỳ họp HĐND gần đây, như Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện đánh giá là: “Chất lượng thảo luận và chất vấn ngày càng được nâng lên. Nhiều đại biểu thể hiện được quan điểm, chính kiến, nhất là những vấn đề bức xúc, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm”.
Theo đó, việc nâng cao chất lượng thảo luận, chất vấn phải đi vào chiều sâu, và là một trong những nhiệm vụ quan trọng để người đại biểu hoàn thành trách nhiệm trước cử tri.
Nhiều hạn chế cần khắc phục
Nhìn nhận về thực tế công tác thảo luận, chất vấn, ông Hiện đánh giá: “Công tác này vẫn còn tồn tại những khó khăn”. Đó là việc thực hiện thời gian thảo luận chưa đồng bộ, nơi làm thế này, nơi làm thế khác. Thời gian thảo luận ngắn, không đầy đủ thành phần dẫn đến việc các vấn đề không được nhìn nhận, đánh giá toàn diện.
Ông Hiện cũng chỉ ra thực tế: “Một số nơi vai trò người tổ trưởng mờ nhạt, điều hành thụ động, không khơi gợi hoặc tạo điều kiện để các đại biểu thể hiện tâm huyết, trăn trở”. Cũng từ đó, việc thảo luận và chất vấn nhiều nơi làm hình thức, chiếu lệ, chưa thực sự đi vào chất lượng công việc, chưa đáp ứng được mong mỏi, kỳ vọng của Nhân dân.
Một vấn đề rất đáng quan tâm được ông Hiện lưu ý: “Đó là tình trạng nể nang, ngại va chạm trong thảo luận, chất vấn”. Chính điều này đã làm cho các cuộc thảo luận, chất vấn không đi đến tận cùng vấn đề, những vấn đề được cho là “nhạy cảm” bị tránh né, lướt hoặc bỏ qua các công việc “gai góc”.
Thời gian qua, HĐND các cấp đã rất nỗ lực để tương tác, phản hồi với cử tri về các vấn đề “nóng”, mà chất vấn là một biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, tại các kỳ họp, những vấn đề nêu ra vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, vẫn còn tình trạng “nghiên cứu, phản hồi sau” nhưng rồi sau đó lại “chìm xuồng”.
Phó chủ tịch HĐND huyện Đầm Dơi Bùi Công Văn cho biết: “Đầm Dơi cũng có những khó khăn trong công tác thảo luận và chất vấn”.
Theo ông Văn, một số đại biểu vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa, giá trị của việc thảo luận, chất vấn. Nhiều đại biểu không chuẩn bị nên nội dung chất vấn “lòng vòng”, luộm thuộm, không rõ nội dung, mang tính chất “nói cho có”. Người trả lời chất vấn cũng không tập trung giải quyết trọng tâm vấn đề, một số câu trả lời mang tính chất “giải thích, bao biện” và làm người nghe thêm rối. Ông Văn chia sẻ: “Chưa có nhiều đại biểu tâm huyết, dám sát cánh với người dân, với những vấn đề nóng để làm cho chất lượng thảo luận và chất vấn được nâng lên”.
Tại huyện Ngọc Hiển, công tác chất vấn và thảo luận là nội dung được tập trung đổi mới.
Ông Tiết Minh Thành, Phó chủ tịch HĐND huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Vẫn còn tình trạng đại biểu chưa nghiên cứu tài liệu, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến hoặc không nắm vững vấn đề”.
Với tình hình như thế, rất khó trông chờ vào những chất vấn mang tính chất rốt ráo, chất lượng và do đó, nội dung trả lời cũng trở thành rất “chung chung”. Nên nhìn nhận rằng, thảo luận và chất vấn chính là diễn đàn để “cô đặc”, nhận định “những vấn đề cấp thiết, trọng tâm” để cùng bàn bạc, thảo luận và đề ra các phương án giải quyết. Quá trình này ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Cử tri xã Viên An đề đạt ý kiến với Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc tại huyện Ngọc Hiển. |
Ngay tại các kỳ họp HĐND cấp tỉnh, dù được trực tiếp trên truyền hình các phiên chất vấn nhưng nội dung và sức hấp dẫn vẫn chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của cử tri. Từng lĩnh vực, từng vấn đề, đặc biệt là các vấn đề thời sự, nổi cộm, liên quan đến cuộc sống của Nhân dân chưa được bàn bạc, chất vấn một cách đến cùng, quyết liệt. Không cách nào khác, chất vấn và thảo luận phải thay đổi, phải vì cử tri, vì lợi ích chung. Thảo luận và chất vấn chính là “linh hồn”, là tiêu điểm của mỗi kỳ họp, cũng là nơi cử tri đánh giá năng lực và trách nhiệm của từng đại biểu.
Thay đổi như thế nào?
Ông Trần Văn Hiện nhấn mạnh: “Đầu tiên là thay đổi từ nhận thức của đại biểu. Đại biểu là hạt nhân quyết định chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử”. Nhận thức thảo luận và chất vấn chỉ là “đặc quyền” của riêng đại biểu là không toàn diện. Chất vấn và thảo luận cũng được thực hiện tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri dưới dạng những ý kiến đề đạt, kiến nghị. Tuy nhiên, chỉ tại các kỳ họp HĐND thì đại biểu sẽ tổng hợp hoặc trực tiếp thảo luận, chất vấn các vấn đề mà cử tri gởi gắm để tìm được câu trả lời (hoặc chí ít là phương hướng trả lời). Tại đây, mỗi vấn đề sẽ được phân tích rốt ráo, căn cứ quy định pháp luật, điều kiện thực tế, các yếu tố liên quan và cho cử tri một đáp án cụ thể.
Do đó, chất vấn là việc đại biểu thể hiện vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của cử tri thông qua quan điểm cá nhân. Ông Hiện chỉ rõ: “Đại biểu phải có năng lực, có tâm huyết, nắm vững vấn đề, phục vụ cử tri thì chất vấn và thảo luận mới sâu sắc, chất lượng”. Trên nghị trường, có những đại biểu hầu như “ngồi cho có” và cơ quan HĐND cũng thẳng thắn: “Sẽ theo dõi, ghi nhận thái độ và đóng góp của từng đại biểu để đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ”. Muốn chất vấn và thảo luận chất lượng, không cách nào khác đại biểu phải nâng cao trình độ bản thân, thâm nhập thực tế, gần và hiểu cử tri, không ngại va chạm, không sống ích kỷ cá nhân.
Tại Hội nghị giao ban lần thứ 2 ở huyện U Minh, ông Đoàn Việt Khoa, Chủ tịch HĐND huyện U Minh, đề xuất: “Chất vấn và thảo luận không thể để tình trạng qua loa, “trôi việc”. Điều đó khiến những bức xúc, trăn trở của cử tri bị phớt lờ, từ đó kéo dài tình trạng trì trệ”. Các cuộc chất vấn của đại biểu cần công khai, tạo điều kiện để cử tri theo dõi hoặc tương tác. Nếu tại nghị trường vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng thì phải có văn bản giải trình, trả lời ngay sau đó và được công khai đến người dân.
Ông Trần Văn Hiện gởi gắm: “Lá phiếu cử tri bầu cho đại biểu thì đại biểu phải ý thức trách nhiệm của bản thân. Chất vấn hiện nay là vấn đề được cho là hết sức quan trọng trong công tác của cơ quan dân cử, không thể để tình trạng yếu kém mãi được”.
Có rất nhiều vấn đề mà ông Hiện đề nghị cần khắc phục, nhưng việc tâm huyết nhất được ông nhắc đi nhắc lại đó là “tâm huyết và năng lực của đại biểu”. Nghị trường phải là nơi để dân quan tâm, theo dõi và đặt trọn niềm tin. Mỗi câu chất vấn, trả lời chất vấn phải đi cho đến cùng tận vấn đề, phải thấu đáo đến những nỗi niềm, khát vọng và khó khăn của người dân./.
Quốc Rin
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Prime Minister leaves for expanded BRICS Summit in Russia
- ·Top leader highlights innovation in law
- ·Việt Nam asks Japan for cooperation in semiconductor workforce, simplify entries for citizens
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·AIPA's 45th General Assembly opens in Vientiane
- ·State President Lương Cường sworn in
- ·Vietnamese
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Vietnamese, Lao defence ministers visit Lóng Sập border guard station in Sơn La
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Top legislator’s visit demonstrates Việt Nam – Laos special ties: Lao official
- ·Promotion decisions handed over to senior public security, military officers
- ·National Assembly set to vote on new President
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Vietnamese PM to attend expanded BRICS summit in Russia
- ·Vietnamese, Lao defence ministers hold talks, pledging to build border of peace and development
- ·General Lương Cường elected as State President
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·10th VFF National Congress: communications work important to build great national solidarity