【hai tây ban nha】EU hạ dự báo tăng trưởng khu vực đồng Euro năm 2019
Cụ thể,ạdựbáotăngtrưởngkhuvựcđồngEuronăhai tây ban nha EC dự đoán tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 1,9% đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Tình trạng kinh tế Đức suy giảm đang trở thành mối lo đối với EU do nhu cầu ôtô nhập khẩu tại Trung Quốc giảm mạnh tác động tới cường quốc xuất khẩu ôtô này của châu Âu.
Theo Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, kinh tế Đức suy giảm là do tác động của những yếu tố bên ngoài như căng thẳng thương mại và giảm sút trên các thị trường đang nổi, nhất là ở Trung Quốc.
Ngoài ra, khả năng nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) trong hỗn loạn, cũng góp phần gây thêm bất ổn.
Đối với Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone, EC dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2019 chỉ tăng trưởng 0,2%, giảm mạnh so với mức 1% đạt được trong năm 2018 cũng như thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,2% được EC đưa ra hồi tháng 11/2018.
Cũng theo EC, năm 2020, nền kinh tế Italy có thể tăng trưởng 0,8%, thấp hơn so với dự báo 1,3% đưa ra trước đó. GDP của Italy đã bị giảm lần lượt 0,1% trong quý III năm ngoái và 0,2% trong quý IV năm ngoái, theo đó nền kinh tế Italy đã rơi vào tình trạng “suy thoái kỹ thuật” lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua.
EC nhận định “nền kinh tế Italy giảm tốc phần lớn là do thương mại toàn cầu trở nên kém năng động, song hoạt động kinh tế sụt giảm gần đây có thể được coi là nguyên nhân chính khiến nhu cầu nội địa sụt giảm, nhất là về đầu tư, trong bối cảnh sự bất ổn liên quan đến lập trường chính sách của chính phủ và phí tổn vay mượn tăng cao đang gây nhiều tác động tiêu cực.”
Chi phí vay của Italy đã tăng mạnh trong nửa sau của năm 2018, giữa lúc các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra quan ngại khả năng chính phủ nước này sẽ đẩy mạnh chi tiêu dù không có nguồn thu bổ sung để bù đắp cho gánh nặng nợ công đang ở mức 132% GDP, mức cao thứ hai ở châu Âu sau Hy Lạp.
Phó Chủ tịch EC Dombrovskis cho rằng Italy cần tiến hành cải cách cơ cấu mạnh mẽ cũng như có hành động mang tính quyết định nhằm hạ thấp nợ công. Nói cách khác, Italy cần có những chính sách thể hiện trách nhiệm để mang lại sự ổn định, lòng tin và các khoản đầu tư.
Giới phân tích cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém của Italy đang làm dấy lên hoài nghi về khả năng của nước này trong việc thực hiện mục tiêu thâm hụt ngân sách 2,04% GDP trong năm 2019 theo kế hoạch đã nhất trí với EC hồi năm ngoái./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Becamex Bình Dương thay ngoại binh
- ·HLV U20 Qatar: 'Phải ngăn cầu thủ Việt Nam tới vòng cấm'
- ·Tập đoàn Mikazuki Nhật Bản nghiên cứu đầu tư nhiều dự án khác tại Đà Nẵng
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- ·Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại giải U23 Doha Cup 2023
- ·Hà Nội sáp nhập 4 Ban quản lý dự án cấp thành phố
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Duyệt danh mục 4 Dự án xây dựng khu bảo trì tàu bay tại sân bay Long Thành
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·V.League 2023 sẽ có trọng tài Malaysia tham gia điều hành
- ·Khánh Hòa đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm
- ·Sài Gòn Investment đề xuất đầu tư Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Quảng Ngãi
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Giải việt dã chào năm mới lần thứ XXIV năm 2023 BTV Number 1: Bình Dương về nhất đồng đội nam
- ·Tự quyết ngôi đầu bảng
- ·Khởi tranh Night Wolf V.League 2023
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Karate Bình Dương thắng lớn tại giải vô địch Đông Nam Á 2023