【đội hình atalanta gặp lazio】Trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc sẽ bị cấm từ 6 tháng đến 5 năm
Chiều 27/6,úngđấugiáđấtrồibỏcọcsẽbịcấmtừthángđếnnăđội hình atalanta gặp lazio Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với kết quả 463/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Đấu giá đất phải đặt cọc tối thiểu 10%
Một trong những nội dung đáng chú ý là các điểm, khoản của Điều 39 về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước.
Theo đó, luật quy định, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Tiền đặt trước do tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Liên quan đến nội dung này, báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự thảo luật trước khi thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định tiền đặt trước khi đấu giá quyền sử dụng đất để phù hợp với quy định của Nghị định số 10/2023 (quy định cứng mức tiền đặt trước).
Ông Thanh cho biết, việc quy định cứng mức tiền đặt trước 20% như quy định tại Nghị định số 10/2023 hiện nay đang bộc lộ hạn chế, vướng mắc.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 125 của Luật Đất đai năm 2024, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Vì vậy, quy định về tiền đặt trước thuộc trình tự, thủ tục đấu giá nên phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Có ý kiến cho rằng, quy định trong dự thảo luật về trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) khi người tham gia đấu giá không đủ điều kiện tham gia đấu giá hoặc không trúng đấu giá là rất phức tạp, nhất là đối với tài sản có giá trị nhỏ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định này để bảo đảm quyền lợi của người tham gia đấu giá, phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về “nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một nội dung đáng chú ý nữa là quy định về “xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan”.
Theo đó, luật lần này quy định người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của luật này, tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá mà không nộp tiền trúng đấu giá đối với các loại tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất và quyền khai thác khoáng sản.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật chỉ quy định chế tài xử lý đối với trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá vì đây là 2 loại tài sản đặc thù, có giá trị lớn, ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, chứng khoán, giá cả vật liệu xây dựng…
Do đó, việc bổ sung quy định cấm người trúng đấu giá đối với những tài sản này tham gia đấu giá trong thời hạn nhất định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong đấu giá tài sản.
Đề xuất tăng mức phạt, xử lý hình sự người ‘bỏ cọc’ sau trúng đấu giá
Ngoài việc nâng mức tiền đặt trước, đại biểu Quốc hội còn đề nghị quy định các hình thức xử lý cụ thể như tăng mức phạt, thậm chí xử lý hình sự để hạn chế những trường hợp nộp hồ sơ nhằm thông đồng, dìm giá, ‘bỏ cọc’ sau khi trúng đấu giá.(责任编辑:La liga)
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Sân chơi vui, khỏe của người cao tuổi Tân Đồng
- ·Festival Huế 2016: lễ hội áo dài “Nơi huyền thoại bắt đầu”
- ·Tượng vàng Oscar trở lại phiên bản hoài cổ của năm 1929
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Danh thắng Cù Mông ở Phú Yên
- ·Gà nấu kim chi đưa cơm ngày giao mùa
- ·Sẽ thực hiện dự án vườn trái cây, khu lưu trú tại Tà Thiết
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Trăng quê
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Bánh bèo, bánh xèo xuất hiện ở Đại hội ẩm thực đường phố thế giới
- ·Cá thính muối chua: Nghe tên đã muốn nếm thử
- ·Du lịch mùa Tết té nước rộn ràng khắp Đông Nam Á
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Khám phá những điểm ăn, chơi độc đáo ở xứ sở ngàn hoa Đà Lạt
- ·Độc đáo lễ hội nhà mồ của đồng bào Pakô ở Quảng Trị
- ·Bí mật để giao tiếp hiệu quả
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Binh đoàn 16 tổ chức liên hoan văn nghệ