【soi kèo cerezo osaka】Trân quý những dấu tích lịch sử
Quê tôi, cũng như bao nhiêu làng quê hiền hoà khác trên dải đất hình chữ S luôn được bao bọc, chở che bởi những cánh rừng bạt ngàn, những vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gần đây của dân tộc ta, ngay bên trong những cánh rừng, vườn cây ăn trái đó từng tồn tại và không ngừng phát triển rất nhiều cơ quan, đơn vị đầu não của Ðảng ta, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao từ Trung ương đến địa phương đã được Nhân dân nuôi chứa, che giấu an toàn để bám trụ lãnh đạo Nhân dân chống giặc cho đến ngày hoàn toàn thống nhất đất nước.
Quê tôi, cũng như bao nhiêu làng quê hiền hoà khác trên dải đất hình chữ S luôn được bao bọc, chở che bởi những cánh rừng bạt ngàn, những vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gần đây của dân tộc ta, ngay bên trong những cánh rừng, vườn cây ăn trái đó từng tồn tại và không ngừng phát triển rất nhiều cơ quan, đơn vị đầu não của Ðảng ta, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao từ Trung ương đến địa phương đã được Nhân dân nuôi chứa, che giấu an toàn để bám trụ lãnh đạo Nhân dân chống giặc cho đến ngày hoàn toàn thống nhất đất nước.
Chiến tranh giờ đây chỉ còn là ký ức, dấu tích của chiến tranh đã được xoá mờ bởi thời gian… Nhưng đâu đó, trong sự hoài niệm của những ai đã từng một thời phải sống trong khói lửa, đạn bom, sẽ không thể nào quên được những địa danh, những con người từng chở che, đùm bọc để cách mạng tránh được tai mắt và cả sự truy sát ráo riết của kẻ thù. Nhưng người xưa thì kẻ mất, người còn và sự khắc nghiệt của thời gian đã làm cho họ chợt nhớ, chợt quên; còn những cơ quan chức năng thì họ còn bao nhiêu thứ để lo toan... thế hệ ngày nay có mấy ai còn nhớ và cố tâm tìm hiểu về một thời hào hùng của ông cha mình? Có lẽ vì thế mà còn có rất nhiều dấu tích lịch sử thật sự bị bỏ quên, hoặc chưa có dịp để sàng lọc, ghi nhận cho đúng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó.
Vợ chồng ông Nguyễn Hồng Phi bên cạnh 2 trong số gần 10 chiếc lu còn lại thời chống Mỹ. |
Theo chỉ dẫn của anh Trần Quốc Phi, công chức văn hoá - xã hội xã Khánh Hưng, tôi lần tìm gặp gia đình ông Nguyễn Hồng Phi (Hai Phi), ở ấp Rạch Lùm B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Mặc dù đã 78 tuổi nhưng ông Hai Phi vẫn còn khá minh mẫn, rắn rỏi như một lực điền. Khi nghe tôi trình bày nguyện vọng được tìm hiểu về nơi mà xưa kia Khu uỷ Tây Nam Bộ đã từng đóng quân, đang vui vẻ trò chuyện, ông Phi chợt buồn và nhìn xa xăm, ông nói như nói với chính mình: "Mấy mươi năm rồi, sao giờ này mới có người hỏi thăm về chuyện đó?…".
Cầm tay tôi, ông Phi vừa đi, vừa chỉ ra sau khu vườn dừa nhà ông: "Hồi đó khu vườn của gia đình nhà chú rộng lắm, trăm ngang ngàn dọc mà, nên hầu hết các đơn vị về đây ém quân đều khá an toàn". Bồi hồi giây lát như để nhớ về quá khứ hào hùng của những con người đã từng một thời nếm mật, nằm gai, ông Hai Phi nói tiếp: "Tính từ mé kinh Rạch Lùm này lên tới nơi đóng quân của các đơn vị bộ đội ta lúc đó có hơn 700 m, cây cỏ um tùm nên giặc khó phát hiện lắm, địa thế hiểm trở nên cũng thuận lợi cho việc canh giữ và phòng thủ của anh em mình…".
Ðược biết, khu vườn nhà ông Nguyễn Hồng Phi, giai đoạn từ năm 1968-1972, không những 1 đơn vị mà có tới 5 cơ quan các cấp đóng quân khá an toàn và liên tục như: Khu uỷ Tây Nam Bộ; Công an Khu uỷ; đơn vị Bộ đội 306; Phòng Giáo dục huyện Trần Văn Thời; Ban Kinh tài huyện. Hiện nay, gia đình ông Hai Phi vẫn còn lưu giữ được 2 trong tổng số gần 10 chiếc lu bằng xi-măng, dùng để làm hầm bí mật và trú bom cho các cán bộ chủ chốt khi có động, sau khu vườn nhà ông vẫn còn dấu tích của một số căn hầm chữ L. Tuy nhiên, do thời gian, hiện nay những căn hầm này không còn nguyên vẹn nữa.
Chia tay ông Hai Phi, chúng tôi đến gia đình ông Lê Tấn Tài, 80 tuổi, ở ấp Rạch Lùm C, xã Khánh Hưng. Cũng như khu vườn dừa của nhà ông Nguyễn Hồng Phi, khu vườn dừa của ông Lê Tấn Tài là nơi đóng quân của Tỉnh đoàn Cà Mau; cạnh đó là khu vườn nhà ông Trần Hồng Quận, chính là căn cứ Trạm Quân y của Khu uỷ Tây Nam Bộ, suốt từ năm 1969 đến cuối 1971. Tất cả dấu tích nơi những cơ quan trên đóng quân giờ đã trở thành ruộng, thành vườn sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, có chăng chỉ là những ký ức còn đọng mãi trong lòng của người dân nơi đây. Nhưng những người hiểu biết tường tận về những gì đã diễn ra trên mảnh đất này giờ không còn nhiều, số còn lại cũng chưa biết có còn kịp chứng kiến ngày được tạc bia ghi nhận nơi đây là di tích lịch sử cho thế hệ muôn đời sau hiểu về giá trị trường tồn của sự độc lập, tự do phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu của Nhân dân hay không?
Không riêng xã Khánh Hưng, ở huyện Trần Văn Thời hiện nay vẫn còn rất nhiều địa danh đã ghi dấu những chiến công oanh liệt trong từng trận đánh, với rất nhiều nơi Nhân dân sẵn sàng hy sinh, mất mát để chở che, đùm bọc cho rất nhiều cơ quan, đơn vị, khu căn cứ. Tại khu vườn gia đình ông Dương Hữu Quảng, ở ấp Ðất Cháy, xã Phong Lạc, nơi Tỉnh uỷ Cà Mau từng đóng chân xen kẽ với Khu Căn cứ Xẻo Ðước, nhiều đơn vị đã trụ vững tại đây cho đến ngày giải phóng. Song, điều đáng buồn là hầu như người ta đã quên hẳn nơi ấy từng là căn cứ của cơ quan đầu não của tỉnh.
Người dân ở những nơi từng được xem là chiến địa của cộng sản, mà kẻ thù luôn tìm mọi cách để tiêu diệt bằng mọi giá, họ không cần phải ghi danh tên mình vào bia đá. Ðiều mà họ cần là Ðảng, Nhà nước hãy ghi nhận nơi ấy là di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước cho con cháu họ mai sau. Lịch sử - điều mà người ta không được phép lãng quên. Nên chăng, đã đến lúc mỗi chúng ta hôm nay phải nghiêm túc nhìn nhận lại điều này./.
Bài và ảnh: Trần Trúc Ly
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Nhiều đơn vị sử dụng ngân sách muốn làm việc với thanh tra chuyên ngành KBNN
- ·Tạm dừng dùng tài sản công thanh toán cho dự án BT
- ·Công an các địa phương căng mình giúp dân trong mưa bão
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Thời trang mang đậm bản sắc Việt trình diễn tại Thái Lan
- ·346 đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến của kho bạc
- ·Thời tiết ngày 8/9: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Hoàng Thùy bật khóc vì trầm cảm, Minh Beta bất ngờ rút lui 'Trời sinh một cặp'
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Nhan sắc nữ diễn viên vào vai Dao Ánh trong Em và Trịnh
- ·Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
- ·Đường sắt thông toàn tuyến Yên Viên
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Ứng phó bão số 3: Tâm bão cách Quảng Ninh 450 km
- ·Thuê bao 2G sẽ được bảo lưu tài khoản trong 2 tháng
- ·'Em và Trịnh' thu 66 tỷ sau 10 ngày giữa dư luận trái chiều
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc