【southampton – newcastle】Hai lĩnh vực cần tăng đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Ông Jonathan London,ĩnhvựccầntăngđầutưđểhỗtrợtăngtrưởngkinhtếsouthampton – newcastle chuyên gia kinh tếcao cấp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam |
Ông nhìn nhận như thế nào về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và cần phải làm gì để thúc đẩy đà tăng trưởng trong năm tới?
Theo nhìn nhận của tôi, trong bối cảnh thách thức bủa vây không ít, nhưng nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay tăng trưởng mạnh. Thời gian tới, kinh tế Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng tốt nhờ trụ cột thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sắp tới, tôi nghĩ, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt, cần tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt.
Vậy Việt Nam cần chuẩn bị gì để có thể thích ứng và đón đầu cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh nhiều khả năng nền kinh tế, thương mại toàn cầu sẽ có những thay đổi khó lường sau kết quả bầu cử mới đây ở Mỹ, thưa ông?
Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh bằng việc đầu tư hơn nữa cho giáo dục để nâng chất lượng nguồn nhân lực.
Vấn đề của Việt Nam hiện nay là tập trung quá nhiều vào những ngành kinh tế phụ thuộc vào lao động giá rẻ. Nếu muốn phát triển thành một nước có thu nhập trung bình cao hoặc thu nhập cao, không nên đầu tư nhiều vào đào tạo các kỹ năng đơn giản và lao động giá thấp.
Rõ ràng, Việt Nam phải nỗ lực giúp nền kinh tế tiên tiến hơn, chuyển dần sang những ngành kinh tế có giá trị cao hơn. Để làm được điều này, Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp liên quan đến giáo dục - đào tạo.
Thực tế, mức chi cho giáo dục của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và châu Á. Cụ thể, đối với giáo dục đại học mới bằng 1/4 so với Trung Quốc và chỉ bằng 1/2 so với Thái Lan.
Cần cải thiện hơn nữa để đảm bảo chất lượng lao động của Việt Nam có kỹ năng tốt hơn, đảm bảo thu hút các nguồn đầu tư chất lượng, từ đó giúp quốc gia phát triển.
Ngoài cải thiện đầu tư cho giáo dục, thời gian tới, Việt Nam cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là sức cạnh tranh trong các lĩnh vực như công nghệ cao hay phát triển xanh?
Thật ra, vẫn là câu chuyện phải đầu tư nhiều hơn cho các ngành/lĩnh vực mới để bắt kịp xu thế phát triển hiện nay. Nhưng nói gì thì nói, vẫn phải nhìn vào thực tế, vì hiện tại, giáo dục trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Bởi vậy, Việt Nam cần nghiên cứu để đầu tư có trọng điểm, rồi tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cho khoa học - công nghệ.
Theo tôi được biết, chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam hiện chỉ bằng 0,3% GDP - một con số rất thấp nếu so với ngay các nền kinh tế trong khu vực ASEAN. Do đó, Việt Nam phải sớm cải thiện việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Song cũng phải xác định, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển không phải cứ bỏ tiền là có kết quả ngay, mà đây là đầu tư dài hạn.
Tôi nghĩ, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực đã đi trước và gặt hái được thành công.
Chuyển đổi xanh đang là vấn đề rất nóng với nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ, nên áp lực về vốn đầu tư rất lớn, nhất là khi nền kinh tế còn phụ thuộc vào xuất khẩu, thưa ông?
Các nền kinh tế lớn đã và đang dựng lên nhiều rào cản. Một trong những rào cản đó là Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), được ban hành nhằm giảm phát thải carbon trong sản xuất. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn cũng gặp không ít thách thức, buộc doanh nghiệp trong nước phải đầu tư bài bản để tăng tính tuân thủ các quy định chung.
Tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Thực hiện cam kết này không dễ, nhưng đây chính là cách mà Việt Nam gửi tín hiệu rõ ràng, nhất quán trong việc phát triển xanh và tăng trưởng bền vững. Một khi thực hiện tốt, việc này chắc chắn sẽ mang lại môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tới làm ăn tại Việt Nam.
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để kêu gọi thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển bền vững?
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và trong quá trình này, Chính phủ và doanh nghiệp hoàn toàn có thể huy động nguồn lực, tài chínhxanh từ các tổ chức quốc tế. Việt Nam cũng có thể coi đây là một công cụ quyết định phục vụ các thành phần doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, góp phần phát triển bền vững.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 11/12: Miền Bắc vẫn rét khô, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C
- ·Đâu là lời giải cho du lịch trải nghiệm cao cấp tại Việt Nam?
- ·Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Đề nghị tăng cường công tác khuyến nông
- ·Nâng cao sức “đề kháng” trước những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động
- ·Động lực khôi phục niềm tin cho thị trường trái phiếu
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Lãi suất ngày 15/3: Các ngân hàng lớn đều giảm lãi kỳ hạn 12 tháng xuống còn 7,2%
- ·Kiên Giang đưa sản phẩm địa phương vươn xa
- ·Đầu tư mạo hiểm đã gây ra vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất Mỹ trong 15 năm như thế nào?
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Phòng chống dịch bệnh mùa Đông
- ·Đưa 232 công dân Việt Nam từ Uzbekistan về nước an toàn
- ·Chứng khoán 243 VNIndex gặp khó trước mốc cản 1050 điểm
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Chứng khoán 33 VNIndex lại mất mốc 1030 điểm