【đội hình lille osc gặp marseille】Nhiều giải pháp đã được triển khai để kênh Bancassurance phát triển nhanh nhưng bền vững
Chính sách,ềugiảiphápđãđượctriểnkhaiđểkênhBancassurancepháttriểnnhanhnhưngbềnvữđội hình lille osc gặp marseille giải pháp để tăng chất lượng phát triển
Chia sẻ về kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance), bà Phạm Thu Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Kênh Bancassurance đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Ảnh: Minh họa. |
Cùng với đó, quy định pháp luật cũng yêu cầu tăng cường minh bạch thông tin, đảm bảo khách hàng được cung cấp đầy đủ thông tin khi tham gia bảo hiểm để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu bảo hiểm và khả năng tài chính của mình. Đặc biệt đối với kênh ngân hàng, do đặc thù riêng của kênh phân phối này, Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNN đã có quy định tổ chức tín dụng có nghĩa vụ: “Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và không mang tính bắt buộc”.
Trong trường hợp nhân viên tổ chức tín dụng (TCTD) tư vấn sai hoặc không đầy đủ, vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải là người chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do TCTD thu xếp giao kết. |
Song hành với đó, nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong hoạt động với đại lý tổ chức, pháp luật quy định DNBH phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các hoạt động của đại lý, tổ chức trong các giao dịch bảo hiểm.
Như vậy, “trong trường hợp nhân viên tổ chức tín dụng (TCTD) tư vấn sai, hoặc không đầy đủ, vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, thì DNBH vẫn phải là người chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do TCTD thu xếp giao kết" - bà Phạm Thu Phương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định nhân viên của các tổ chức tín dụng tham gia tư vấn, chào bán bảo hiểm phải được đào tạo kiến thức về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, nhằm hiểu đúng, hiểu rõ về sản phẩm tư vấn cho khách hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh các quy định để bảo vệ quyền lợi khách hàng, thời gian qua, các chính sách cũng đã có những quy định để khuyến khích các DNBH và ngân hàng hợp tác trong hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm.
Đại diện Cục Quảng lý, Giám sát bảo hiểm cho biết, quy định pháp luật cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được phát triển đa dạng, không giới hạn loại hình sản phẩm phân phối thông qua ngân hàng. Đồng thời, Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNN cũng đã cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động các hình thức đào tạo, bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến đối với các nhân viên ngân hàng thực hiện tư vấn giới thiệu sản phẩm để phù hợp với điều kiện hoạt động của ngân hàng.
Mặt khác, để hạn chế rủi ro xung đột quyền lợi giữa các DNBH bán bảo hiểm qua ngân hàng (theo đó một ngân hàng là đại lý của nhiều DNBH), pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định một tổ chức không được đồng thời làm đại lý cho DNBH khác nếu không được sự chấp nhận bằng văn bản của DNBH mà mình đang làm đại lý.
Quản lý, giám sát thường xuyên để kênh Bancassurance không bị “biến tướng”
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nóng của kênh Bancassurance, đã có tình trạng nhân viên TCTD tư vấn không đầy đủ, gây hiểu nhầm về sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm ngân hàng, đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Một số nhân viên tín dụng thì “gợi ý” khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, có thể có sự biến tướng của “gợi ý”, làm mất đi tính tự nguyện tham gia hợp đồng của khách hàng. Một số ngân hàng sau khi chấm dứt hợp đồng thỏa thuận với DNBH để ký kết thỏa thuận với DNBH mới đã có hiện tượng nhân viên ngân hàng tư vấn khách hàng chấm dứt hợp đồng với DNBH cũ để tham gia DNBH mới, gây thiệt hại đến quyền lợi khách hàng…
Đánh giá về điều này, bà Phạm Thu Phương nhấn mạnh: “Tất cả những hiện tượng này làm sai lệch và có tác động không tốt đến ý nghĩa và hiệu quả triển khai phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng”.
Kênh Bancassurance đang chứng minh được vai trò lớn trong hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng và DNBH. Ảnh: Minh họa. |
Thông qua việc giải quyết các kiến nghị của khách hàng liên quan đến việc tư vấn, giải quyết quyền lợi bảo hiểm và phản ánh của báo chí, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm và đảm bảo quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm. |
Lãnh đạo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cho biết, công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng được thực hiện thường xuyên thông qua hệ thống báo cáo và hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, thông qua việc giải quyết các kiến nghị của khách hàng liên quan đến việc tư vấn, giải quyết quyền lợi bảo hiểm và phản ánh của báo chí, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm và đảm bảo quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm.
Trên cơ sở đó, theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, các DNBH đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng như: thực hiện cuộc gọi điện thoại tới khách hàng để đánh giá chất lượng tư vấn của các cán bộ ngân hàng.
“Nhiều DNBH có tỷ lệ cuộc gọi tới khách hàng đạt 100%. Trong quá trình thực hiện cuộc gọi nếu phát hiện có dấu hiệu ép buộc mua bảo hiểm, DNBH sẽ thực hiện hủy bỏ HĐBH, hoặc tiếp tục duy trì hiệu lực HĐBH theo yêu cầu của khách hàng. Nhiều DNBH đã thỏa thuận với ngân hàng các chế tài xử lý nhân viên ngân hàng vi phạm theo hướng chấm dứt hợp đồng lao động giữa ngân hàng và nhân viên vi phạm” - đại diện Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cho hay./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Mạng xã hội tại Australia có thể phải xin phép phụ huynh của người dùng vị thành niên
- ·Petrolimex sẽ mua cổ phần của BSR
- ·Xem trực tiếp sự kiện Facebook Connect 2021 ở đâu
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Bộ TT&TT khuyến cáo cảnh giác cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại quốc tế
- ·Sắp ra mắt ứng dụng di động giúp người dân an toàn hơn trên không gian mạng
- ·Tranh chấp lĩnh vực xây dựng: Hãy tìm đến các trọng tài
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Kết nối doanh nghiệp ngành rau, củ, quả tại “Hortex Vietnam 2018”
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Vì sao Facebook được đổi tên thành Meta?
- ·Doanh nghiệp Mỹ sắp mở chuỗi cửa hàng giặt sấy tại Việt Nam
- ·Doanh nghiệp ngành Điều: Toàn bộ hàng đã được thông quan thuận lợi
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải
- ·'Siết' hoạt động cờ bạc trực tuyến phi pháp: Cần chế tài đủ mạnh
- ·Cisco Việt Nam được vinh danh ‘Nơi làm việc tuyệt vời nhất Việt Nam’
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Tổng công ty Thủy sản Việt Nam đạt lợi nhuận gần 70 tỷ đồng