【kq net 200】Bí thư Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc
. |
Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô,íthưHàNộiĐẩynhanhtiếnđộgiảiquyếtcácvấnđềdânsinhbứcxúkq net 200 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
Bí thư Hà Nội đề cập nội dung trên trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, sáng 25/3 tại Hà Nội.
“Với vai trò là Thủ đô của cả nước, thành phố Hà Nội luôn nhận thức và xác định phải gắn bó mật thiết, cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ một cách thiết thực, hiệu quả với các địa phương trong cả nước về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, hoạt động của HĐND, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ quan trọng khác”, ông Dũng phát biểu.
Thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, Bí thư Hà Nội cho biết, GRDP của Thành phố năm 2023 đạt 6,27%, cao hơn bình quân chung của cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 151,1 triệu đồng/năm (cả nước là 101,9 triệu đồng/người/năm).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố đạt hơn 410 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% dự toán, tăng 23% so với thực hiện năm 2022, trong đó, thu nội địa đạt 381,38 nghìn tỷ đồng chiếm 92,9%, cao nhất cả nước.
Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô, ông Dũng cho hay.
Như, phối hợp Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự ánLuật Thủ đô (sửa đổi) đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 6/2024).
Hà Nội cũng đang chỉ đạo quyết liệt triển khai khép kín các đường vành đai, các cầu lớn qua sông Hồng, các trục hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị; đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường quốc lộ, các dự án liên kết vùng, các dự án trọng điểm của Thành phố...
Đặc biệt, ngày 25/6/2023 vừa qua, sau 1 năm kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương, đã tổ chức khởi công dự án đầu tưxây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Dũng, Thành phố đang tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị quyết về chuyển đổi sốvà xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, y tếvà tu bổ các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; triển khai đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền (đã phân cấp/ủy quyền 708/1.895 thủ tục hành chính, đạt 37,3%); triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai...
Thành phố đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như dự án xử lý nước thải, chất thải, xử lý môi trường, dự án nước sạch, chống úng ngập, đường sắt đô thị... các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn, Bí thư Hà Nội cho hay.
Trong sự phát triển toàn diện của Thủ đô, HĐND Thành phố đã khẳng định được vị thế xứng đáng của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; khẳng định được vai trò trong hệ thống chính trị với những quyết sách quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, Nhân dân, giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương… lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đánh giá.
Kết quả cụ thể được ông Dũng đề cập là bộ máy tổ chức, các hoạt động quan trọng của HĐND Thành phố đều đã được chuẩn hóa theo các quy chế, quy trình, đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, nâng cao chất lượng. Hoạt động giám sát lan toả sự đổi mới, thực chất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo đúng Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung giám sát được lựa chọn kỹ lưỡng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề quan trọng, cấp thiết, được cử tri quan tâm như: dự án chậm triển khai, quản lý tài sản công, cải cách hành chính, chuyển đổi số, lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải, rác thải, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị…
Tái giám sát được chú trọng, các giải pháp, cam kết, lộ trình được cụ thể và công khai; quyết tâm đi đến tận cùng vấn đề, giải quyết triệt để các nội dung giám sát. Thông qua hoạt động giám sát của HĐND Thành phố đã đánh giá nghiêm túc việc thực hiện các quy định pháp luật, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập và từ đó đề xuất thúc đẩy đầu tư, các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Thành phố, Bí thư Hà Nội nhìn nhận.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Một năm đi xe đạp điện: 'Tiết kiệm chi phí và cải thiện cuộc sống'
- ·Sạc xe điện không dây ngay trụ đèn giao thông tại Nhật Bản
- ·Tăng cường năng lực thích ứng của Việt Nam với biến đổi khí hậu
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Phó Thủ tướng: Bà Rịa
- ·10 năm hiện thực hóa giấc mộng thống trị xe điện của Trung Quốc
- ·GSM triển khai chương trình 'Mùa hè xanh vì tương lai xanh'
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·GS Hàn Quốc hiến kế Việt Nam xây dựng cảm biến kiểm soát chất lượng khí thải
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Trung Quốc chạy thử thành công tàu đô thị dùng hydro đầu tiên trên thế giới
- ·Công nghệ nào giúp Trung Quốc sở hữu loại pin điện 'hiện đại nhất thế giới'?
- ·Vì sao xe buýt điện ngày càng được nhiều nhân viên công sở lựa chọn?
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Công nghệ nào giúp Trung Quốc sở hữu loại pin điện 'hiện đại nhất thế giới'?
- ·Biến đổi khí hậu: Nước đại dương nóng lên kỷ lục, virus cổ xưa sống dậy
- ·Hoa hậu H’Hen Niê trồng 1ha rừng đầu tiên cho năm 2024
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Biến đổi khí hậu: Nước đại dương nóng lên kỷ lục, virus cổ xưa sống dậy