会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le cá cuoc】Di tích quốc gia nơi cực Nam Tổ quốc!

【ti le cá cuoc】Di tích quốc gia nơi cực Nam Tổ quốc

时间:2025-01-28 12:14:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:429次

Báo Cà Mau(CMO) Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là một công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Tài chính nhằm tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp to lớn của thế hệ đi trước, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp của ngành Tài chính Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công không bao lâu, ngày 23/9/1945 cả Nam Bộ lại đứng lên kháng chiến chống Pháp. Trước nhu cầu cấp thiết phải phát hành giấy bạc Việt Nam để chủ động điều hành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 1/11/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng. Nhưng nhờ đã “Việt Nam hoá” trên 100 triệu đồng Ðông Dương, nên việc thi hành sắc lệnh trên được tạm hoãn. Sau đó, để bớt khó khăn cho Nam Bộ, bằng Sắc lệnh số 147/SL ngày 2/3/1948, Chính phủ Trung ương lại cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ðể in giấy bạc, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập tại chiến khu bưng biền Ðồng Tháp Mười (huyện Mộc Hoá, tỉnh Ðồng Tháp) do ông Ngô Tấn Nhơn, đặc phái viên của Chính phủ làm Trưởng ban. Ðể che mắt địch, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được mang biệt danh “Ban Trồng tỉa số 10”.

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.  Ảnh: THANH QUANG

Từ năm 1949, để đảm bảo bí mật, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được lệnh di chuyển về chiến khu U Minh. Tại đây, các loại giấy bạc 1, 5, 10 đồng được in ra bằng máy ty-pô đạp chân, trên giấy học sinh với số lượng lớn. Năm 1953, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ hoạt động ổn định tại Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước thì gặp nạn cháy rừng, hàng trăm cán bộ, công nhân và hàng tấn thiết bị di chuyển về Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Ðể thoả mãn nhu cầu tiền tệ đánh đuổi đồng Ðông Dương, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được phép in giấy bạc 20, 50, 100 đồng với thiết bị hiện đại - máy in offset quay tay, in bạc trên giấy gai (làm thủ công bằng cây gai). Ðầu năm 1954, Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ chủ trương in giấy bạc 200, 500 đồng và khi in xong thì cách mạng thành công. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (20/7/1954) cũng là lúc Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ hoàn thành sứ mệnh lịch sử (11/1954). Số giấy bạc Cụ Hồ được in ở Nam Bộ lưu hành trong dân cho đến thời điểm này khoảng 3,6 tỷ đồng.

Giấy bạc Cụ Hồ được in ra với số lượng lớn lưu hành khắp Nam Bộ, đóng vai trò hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ lúc bấy giờ. Ðồng thời, tạo vị thế độc lập tài chính trong cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ, bởi trong mỗi đồng tiền đó hàm chứa đầy đủ ý nghĩa chính trị, kinh tế, tài chính sâu sắc, trên cơ sở lấy dân làm nền tảng để thay thế cho “Bản vị vàng”.

Ðể ghi lại những dấu son trong cuộc kháng chiến và những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng Việt Nam non trẻ, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, năm 2001, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ khởi công xây dựng bia kỷ niệm tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Công trình trị giá khoảng 45 triệu đồng, do các thành viên công tác tại Ban Ấn loát ngày xưa huy động. Tuy nhiên, công trình này với kết cấu thô sơ, chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ và sự cống hiến của những người làm công việc in tiền thời kỳ đó. Ðầu năm 2009, Bộ Tài chính cho chủ trương nâng cấp, cải tạo Bia Ấn loát đặc biệt Nam Bộ. Năm 2010, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là Di tích lịch sử Quốc gia.

Ðược sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính và sự chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh Cà Mau, ngày 11/6/2012 , dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được phê duyệt do Sở Tài chính Cà Mau làm chủ đầu tư. Công trình gồm một quần thể kiến trúc với các hạng mục chính: tượng đài kỷ niệm, nhà bia liệt sĩ, nhà trẻ, vườn cây, sân, hàng rào, hệ thống chiếu sáng, bờ kè, vỉa hè và đường nối lộ Hàng Dương đến tận sông Ðầm Cùng. Công trình được khởi công xây dựng ngày 27/7/2012, với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng do Bộ Tài chính hỗ trợ.

Sau hơn 2 năm xây dựng, ngày 6/10/2014, công trình nâng cấp, cải tạo Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được khánh thành với sự hiện diện của những người đã từng hoạt động trong Ban Ấn loát, lãnh đạo Bộ Tài chính, tỉnh Cà Mau và đông đảo người dân địa phương.

Trải qua 6 năm hoạt động, cán bộ, công nhân Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã cống hiến hết mình và góp một phần xứng đáng vào sự nghiệp chung trong những ngày đầu kháng chiến cam go của dân tộc. Có 8 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong thời kỳ hoạt động của ban. Có thể nói, những chiến công của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là bản anh hùng ca, là mốc son của lịch sử, mãi mãi không thể nào quên của đất nước nói chung và Nhân dân Nam Bộ nói riêng./.

Huỳnh Hoài Hãn

 

 

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
  • Thông tin mới nhất về sức khỏe nạn nhân vụ sập giàn giáo
  • Mỹ quyết cô lập Triều Tiên sau vụ thử bom nhiệt hạch
  • Nước như lũ quét sau mưa ở TP Thủ Đức, cuốn trôi cả xe máy
  • Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
  • Khoảng 30 người tử vong vì tai nạn giao thông mỗi ngày, nguyên nhân do đâu?
  • Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ 1 ngày
  • Tài xế, giúp việc cũng bị cuốn vào vòng xoáy rửa tiền của bà Trương Mỹ Lan
推荐内容
  • Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
  • Khởi tố hình sự vụ sập giàn giáo ở công trường Formosa
  • Việt Nam và Liên minh kinh tế Á
  • Đẩy nhanh thi công các công trình đê điều để sẵn sàng chống lụt bão
  • Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
  • Đức sẽ kéo dài kiểm soát biên giới vô thời hạn trong năm 2016