【tỷ số silkeborg】Sửa Luật thuế TNCN: Đảm bảo phù hợp với tăng trưởng CPI và GDP
70% không còn phải nộp thuế
Trong những nội dung sửa đổi,ửaLuậtthuếTNCNĐảmbảophùhợpvớităngtrưởngCPIvàtỷ số silkeborg mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) được người dân quan tâm nhất. Theo phân tích của Bộ Tài chính, mức GTGC mới này được xây dựng trên cơ sở sự biến động của các chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người; mức thu nhập, chi tiêu trung bình của xã hội và tiền lương tối thiểu.
Tham chiếu vào thực tế có thể thấy, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân của nước ta trong giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 6,5-7% (Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015); GDP bình quân đầu người năm 2014 được Chính phủ ước tính trên 43 triệu đồng (Báo cáo Kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015 của Chính phủ).
Mức thu nhập bình quân đầu người theo tính toán của Tổng cục Thống kê năm 2010 là 1,387 triệu đồng/tháng, tốc độ tăng giai đoạn 2008-2010 là 23,6%; dự kiến giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng thu nhập và chi tiêu mỗi năm khoảng 20% thì đến năm 2014, mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2,8 triệu đồng/tháng, mức chi tiêu bình quân đầu người đạt khoảng 2,75 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 là 18,13%, dự kiến các năm sau ở mức dưới 2 con số; mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực hành chính sự nghiệp hiện tại là 1,050 triệu đồng, năm 2014 là 1,5 triệu đồng, năm 2015 là 1,8 triệu đồng.
Từ các căn cứ này, Bộ Tài chính đã đề xuất nâng mức GTGC từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/người nộp thuế và 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/người phụ thuộc. Mức giảm trừ này tăng gấp rưỡi so với bản dự thảo được Bộ Tài chính đưa ra hồi tháng 3-2012 và được cho là phù hợp với chủ trương giảm dần tỷ lệ động viên về thuế, phí, lệ phí theo Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020.
Việc nâng mức GTGC sẽ tác động giảm thu nhập tính thuế tương ứng ở tất cả các bậc, 100% người nộp thuế (NNT) ở bậc 1, tương đương 70% tổng số người đang nộp thuế TNCN, hiện nay không còn phải nộp thuế; 72% số NNT ở bậc 2 được chuyển sang nộp ở bậc 1; tương tự mức điều tiết giảm ở tất cả các bậc còn lại; từ đó việc sửa đổi các mức thuế suất và độ giãn cách giữa các bậc thuế của Biểu thuế hiện hành không cần phải đặt ra.
Dự kiến, nếu thực hiện điều chỉnh bắt đầu từ 1-7-2013 thì số thuế năm 2013 giảm so với chính sách hiện hành khoảng 5.200 tỷ đồng, năm 2014 sẽ giảm khoảng 13.350 tỷ đồng.
Trượt giá trên 20% sẽ điều chỉnh
Cùng với việc nâng mức GTGC, dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN có bổ sung thêm nội dung: "Trường hợp giá cả thị trường biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức GTGC gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức GTGC bằng tiền...". Đây là một quy định "mở" giúp việc điều chỉnh mức GTGC sẽ được linh hoạt hơn so với Luật hiện hành.
Khi quy định mới này được Bộ Tài chính nêu ra, nhiều người băn khoăn rằng, con số trượt giá trên 20% có phải quá cao để làm mốc điều chỉnh GTGC vì CPI năm 2011 tăng cao nhất từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực là 18,13% đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống?
Trao đổi với Báo Hải quan, ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính nhấn mạnh, quy định này cần phải được hiểu thật chính xác vì đề xuất này nhằm đảo bảo quyền lợi cho người dân. Bộ Tài chính đưa ra con số 20% là mức biến động được cộng dồn qua các năm so với "thời điểm Luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức GTGC gần nhất" chứ không tính theo từng năm. Cụ thể hơn, tính từ ngày Luật sửa đổi được Quốc hội thông qua (dự kiến 1-7-2013), đến khi nào trượt giá đạt 20%, Chính phủ sẽ trình phương án điều chỉnh.
Việc nâng mức GTGC và bổ sung quy định "mở" sẽ bảo đảm được sự phù hợp giữa chính sách thuế với biến động về CPI và tốc độ tăng trưởng GDP đến năm 2014 và những năm tiếp theo. Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát ở mức cao, đời sống còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp như hiện nay (GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 0,262 lần Trung Quốc; 0,257 lần Thái Lan; 0,158 lần Malaysia,...), đề xuất của Bộ Tài chính vừa đạt mục tiêu giảm động viên vừa hướng được vào đối tượng có khó khăn, vừa có ý nghĩa xã hội, thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước với nhân dân - ông Ngô Hữu Lợi cho biết.
Hồng Vân
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Tỷ phú Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ 100 tỷ USD của thế giới
- ·TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh đầu cấp trực tuyến
- ·469.000 ca mắc COVID
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ Bộ Tài chính
- ·Thời tiết ngày 13/7: Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ, vùng núi Bắc Bộ mưa dông
- ·Kuroyanagi tác giả Tottochan bên cửa sổ 90 tuổi vẫn điệu như thiếu nữ
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Thế giới vượt 250 triệu ca; Nga dẫn đầu về ca tử vong mới
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Lạm phát của nước Đức dự kiến tăng lên 3% vào năm 2021
- ·Hải Dương: Tạm giữ số lượng lớn hàng hoá có dấu hiệu nhập lậu, giả nhãn hiệu
- ·Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Infographic: FED giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ 12 liên tiếp
- ·Celine Dion: Từ niềm đam mê âm nhạc đến trang sách của tôi
- ·Chấn chỉnh công tác hoàn thuế GTGT
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Hà Nội: Huyện Thường Tín có 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới