【chelsea tối nay】Ông Nguyễn Xuân Thắng: Làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, thực sự trở thành một trụ cột năng động
Ủy viên Bộ Chính trị,ÔngNguyễnXuânThắngLàmchovănhóathẩmthấusâuhơnthựcsựtrởthànhmộttrụcộtnăngđộchelsea tối nay Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn, gợi ý nội dung thảo luận tại Hội thảo. |
Đề dẫn, gợi ý nội dung thảo luận tại Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Hội thảo quốc gia về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” của Quốc hội năm 2022 là sự kiện chính trị - văn hoá - khoa học rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa nhằm cụ thể hoá, thực tiễn hoá và thể chế hoá việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và kết luận của Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021.
Đây cũng là dịp để các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hoá và lĩnh vực khác thảo luận, tìm kiếm các giải pháp xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách nhằm huy động, khơi thông và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nền văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nền văn hóa Việt Nam kết tinh truyền thống quý báu, những giá trị cao đẹp và những bản sắc riêng vô cùng đa dạng, phong phú, độc đáo đã được hình thành và toả sáng qua nhiều nghìn năm lịch sử, trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng và thống nhất đất nước, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa và bổ sung, phát triển sáng tạo qua nhiều nhiệm kỳ, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò của văn hóa trong phát triển và phát triển văn hoá đã rất toàn diện và rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế thời đại.
“Văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực nội sinh và động lực to lớn để phát triển nhanh và bền vững đất nước”, Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh và chỉ rõ, nhận thức đầy đủ về mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa văn hoá và phát triển có nghĩa đặc biệt quan trọng để chúng ta khơi dậy nguồn sức mạnh “mềm” lớn lao, hoán chuyển các tài nguyên văn hóa, các giá trị quốc gia, giá trị văn hoá, giá trị gia đình và sức mạnh của con người Việt Nam thành những giá trị phát triển; làm cho văn hóa không chỉ được đặt ngang hàng mà còn thẩm thấu sâu hơn, lan tỏa mạnh hơn, thật sự trở thành “hồn cốt” của các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trong suốt quá trình phát triển.
Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền văn hoá Việt Nam đã có những bước phát triển, đổi thay mạnh mẽ, trở nên ngày càng phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, trong một thời gian dài, nhiều nơi, nhất là trong xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa vẫn chưa được đặt đúng vị trí, chưa phát huy được vai trò tham gia thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và theo đó, nguồn lực đầu tưcho phát triển văn hoá còn rất khiêm tốn, chưa thật sự xứng tầm.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Thậm chí, còn có tư duy lệch lạc cho rằng: phát triển văn hoá cần nguồn lực đầu tư lớn, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế ít, mà chưa thấy rõ đây là đầu tư cho phát triển bền vững, dài hạn và tạo ra sức sống mới cho kinh tế - xã hội, sự trường tồn và phồn vinh của đất nước.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Hội thảo hôm nay là dịp để chúng ta nhận diện rõ hơn không chỉ những thành tựu hết sức tự hào đã đạt được mà cả những hạn chế, bất cập trong việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hoá, con người Việt Nam những năm qua. Phải chăng hệ thống luật pháp, các chiến lược, chính sách vẫn còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp, chưa được rà soát kịp thời để xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung cập nhật với tình hình mới.
Các chương trình, kế hoạch cụ thể trong xây dựng các cơ chế, chính sách về phát triển văn hóa, con người và tổ chức thực hiện còn chưa sát hợp với thực tiễn đang thay đổi rất nhanh.
Đặc biệt, với cách tiếp cận mới về vai trò của văn hoá trong phát triển, các chiến lược, kế hoạch và nguồn lực cho phát triển văn hóa vẫn chưa được kết nối đồng bộ với các chiến lược, kế hoạch và nguồn lực phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và chưa đặt trong sự phát triển tổng thể, hài hoà nhưng có trọng tâm, trọng điểm của phát triển quốc gia, các vùng miền và các địa phương trong cả nước.
Hội thảo được chủ trì bởi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí đại diện Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo. |
Yêu cầu đó đòi hỏi các chủ trương, chính sách phải giải quyết thật tốt, có hiệu quả những mối quan hệ biện chứng cơ bản, phản ánh sâu sắc quy luật phát triển của văn hoá Việt Nam trong tiến trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đất nước, đó là:
Thứ nhất, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn, gìn giữ những di sản, giá trị văn hóa truyền thống cho muôn đời sau luôn là điều cần thiết, tất yếu và cấp thiết. Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường đã mang lại nhận thức mới về vai trò, giá trị nội sinh của văn hóa: đây không phải là lĩnh vực thuần túy tinh thần, phi sản xuất, phi lợi nhuận; không phải là lĩnh vực “chỉ biết tiêu tiền” mà là lĩnh vực trực tiếp mang lại các lợi ích kinh tế, nhiều giá trị gia tăng nhờ đa dạng hoá các sản phẩm văn hóa gắn với sản xuất và du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Phát triển công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa là phương thức để chuyển hóa nguồn tài nguyên “mềm” văn hóa, vốn văn hóa thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trên thị trường, tạo ra các nguồn lực kinh tế để tái đầu tư; làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, thực sự trở thành một trụ cột năng động trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội chào hỏi đại biểu tham dự Hội thảo. |
Thứ hai, kết nối linh hoạt giữa quốc gia và quốc tế. Hội nhập văn hóa là khía cạnh hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Quá trình đó đòi hỏi giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc phải đi đôi với mở cửa, giao lưu, tiếp biến văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, phù hợp với xu thế của thời đại.
Đặc biệt, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp phải tăng cường sức đề kháng văn hoá để chống lại mọi sự xâm lăng về văn hoá, bài trừ các hình thức văn hoá lai căng, đồi truỵ ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, miễn nhiễm với những luận điệu xuyên tạc lịch sử và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Phát huy vai trò của ngoại giao văn hoá, tăng cường giao lưu nhân dân để giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu quốc gia, lan tỏa sức mạnh mềm, tinh hoa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế; khai thác tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển nền văn hóa theo phương châm: dân tộc, khoa học, hiện đại.
Theo đó, thể chế, chính sách văn hóa cũng cần được xây dựng dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.
Thứ ba, kết nối giữa truyền thống và hiện đại. Kế thừa những giá trị truyền thống trong phát triển văn hóa là đạo lý, cũng là quy luật tất yếu để nền văn hóa dân tộc trường tồn và phát triển mãi theo thời gian. Trên con đường đi từ truyền thống đến hiện đại, để thành công, các quốc gia có bề dày lịch sử văn hóa đều nỗ lực xây dựng các thể chế, thiết chế, chính sách văn hóa;
Vừa khơi dậy, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa loại bỏ những yếu tố đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển; hóa giải những mâu thuẫn, nghịch lý, hạn chế các cú sốc văn hoá, tạo ra những bước chuyển nhịp nhàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển nền văn hóa đất nước.
Thứ tư, phát huy vai trò của văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa, bác học. Với các đặc điểm về tính đại chúng, tính phổ quát, tính giải trí, tính thương mại, tính đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của đông đảo tầng lớp nhân dân, văn hoá đại chúng ra đời là sự phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, tạo ra tính bao trùm trong sự hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Trong khi đó, văn hóa tinh hoa, bác học với đặc điểm là tính chọn lọc và tính nghệ thuật cao, luôn hướng tới việc tạo ra những giá trị đỉnh cao, giá trị đặc sắc hiếm có, độc đáo và đẳng cấp của văn hóa, nghệ thuật.
Cả văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa, bác học đều có ý nghĩa, vai trò riêng trong sự phát triển văn hóa. Chính sách văn hóa cần chú ý tới cả “diện” và “điểm”, khuyến khích cả văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa để phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa của các tầng lớp trong xã hội, bảo tồn và gìn giữ bản sắc, kế thừa và phát triển tinh hoa văn hoá của dân tộc.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Từ thực tiễn phát triển của nền văn hoá Việt Nam, tại Hội thảo này, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị quý vị đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề sau:
Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và phát triển văn hoá.
Thứ hai, đổi mới cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, các dự ánđầu tư phát triển văn hoá phải xuất phát từ thực tiễn, từ tiềm năng, lợi thế, đặc thù và nền tảng phát triển của quốc gia và từng địa phương.
Thứ ba, chú trọng chính sách phát triển con người toàn diện, chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa.
Thứ tư, chú trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá phát triển.
Thứ năm, xây dựng các chính sách tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.
Với sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các quý vị trao đổi, thảo luận, chia sẻ các thông tin, các bài học kinh nghiệm, những mô hình hay, cách làm sáng tạo và nhiều giải pháp mới, đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá để tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và xác định các nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam;
Đồng thời, đóng góp nhiều kiến nghị, giải pháp cho việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá đã được đề xuất trong Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, để văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam thật sự xứng tầm với vị thế, vai trò ngày càng to lớn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Hệ sinh thái 'Net Zero' đã vượt ra ngoài những trang trại xanh Vinamilk
- ·VTC News tổ chức Tọa đàm: Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh
- ·Vì sao sếp BYD ví xe của hãng giống 'chiếc đĩa sứt mẻ trên bàn ăn'?
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·'Rừng An Lành'
- ·So sánh xe máy xăng và điện, loại nào tiết kiệm chi phí hơn?
- ·Chuyển đổi xanh, kinh tế xanh là điều kiện sống còn để phát triển bền vững
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Loại hoa quen thuộc trồng trong vườn nhà có tác dụng chữa bệnh
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Ưu điểm của xe điện chạy bằng pin
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn
- ·Cần sớm có chính sách 'mở đường' xe điện, dừng lưu hành xe năng lượng hóa thạch
- ·15 năm, ngành xe điện Trung Quốc nhận 231 tỷ USD trợ cấp
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Vô tình mua cu li trong sách đỏ về làm cảnh, người đàn ông giao nộp kiểm lâm