会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định paris saint germain】Hội nhập và tinh thần khởi nghiệp quốc gia!

【nhận định paris saint germain】Hội nhập và tinh thần khởi nghiệp quốc gia

时间:2025-01-14 01:02:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:131次
Hội nhập và tinh thần khởi nghiệp quốc gia

Xây dựng nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế

Thưa Trưởng Ban Kinh tế Trung ương,ộinhậpvàtinhthầnkhởinghiệpquốnhận định paris saint germain Việt Nam đã qua 30 năm đổi mới, ông đánh giá thế nào vê tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta và tác động đến nền kinh tế?

Sau 30 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Đến nay, gần 50 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường; hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần đã được ký kết.

Đặc biệt, 2015 là năm bội thu các FTA với việc kết thúc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu; tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN; kết thúc đàm phán TPP. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tác động tích cực đến phát triển kinh tế nước ta.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) chủ động hơn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện Việt Nam đã tham gia vào 3 chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu gồm: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành, các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết đã đưa Việt Nam trở thành điểm hút vốn FDI. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu DN trong nước không nhanh chóng nắm bắt cơ hội, DN FDI sẽ hưởng lợi ích mà hội nhập đem lại. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Chúng ta phải có chính sách lựa chọn vốn FDI, chọn tập đoàn nào có sẵn chuỗi giá trị, sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho DN Việt Nam. Đặc biệt, chọn vốn FDI phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế và có chính sách kết nối giữa DN FDI với DN trong nước.

Cùng với đó, chúng ta phải có chính sách giúp cho DN mạnh lên. Muốn như vậy, trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung mà DN nào cũng được hưởng, phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của thị trường; xây dựng được triết lý văn hóa của DN dân tộc; không phân biệt DN lớn hay nhỏ, DNNN hay tư nhân; thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có chính sách cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia. Từ đó, thổi vào hồn DN của chúng ta một tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào về DN Việt.

Hội nhập và tinh thần khởi nghiệp quốc gia
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ trong chuyến công tác tại Israel - quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới

Ông có nói về tinh thần quốc gia khởi nghiệp, vậy làm thế nào để thúc đẩy được tinh thần khởi nghiệp, thưa ông?

Theo tôi, phải ban hành các chính sách cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia, gắn với việc triển khai mạnh mẽ thực hiện Luật Đầu tư và Luật DN (sửa đổi). Đặc biệt, phải có chính sách cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để thúc đẩy khu vực DN trong nước, kể cả DNNN và DN nhỏ và vừa, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thị trường, năng lực cạnh tranh… cần rút ngắn khoảng cách giữa quy định trên văn bản và sự thực thi của đội ngũ cán bộ công chức và của cơ quan công quyền, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho DN phát triển. Bên cạnh đó, xây dựng được thương hiệu quốc gia với sự góp mặt của doanh nhân Việt, bởi thương hiệu quốc gia chính là thương hiệu Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về khu vực DN tư nhân?

Hiện nay, nước ta có hơn 500.000 DN đăng ký kinh doanh. Đây là con số còn rất nhỏ so với các nước khác. Chúng ta đang phấn đấu đến cuối năm 2020 có 2 triệu DN.

Đại hội Đảng XI đã xác định DN tư nhân là động lực phát triển quan trọng của đất nước. Thực tế chúng ta đã thấy vai trò, vị trí của khối DN tư nhân trong phát triển kinh tế. Chẳng hạn, một câu chuyện rất đơn giản như xây dựng một sân khấu lớn chuẩn bị cho Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc tổ chức ở Bái Đính có 3.500 chỗ ngồi, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cả thiết kế và thi công hoàn thành chỉ trong 2 tháng. Hay như Khu quần thể du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc của doanh nhân Phạm Nhật Vượng. Xây dựng ở ngoài đảo, nhưng tính từ khi bắt đầu đưa vật tư từ đất liền ra, từ lúc nổ tiếng máy xúc, máy ủi đầu tiên cho đến khi khánh thành, hoàn thiện công trình chỉ trong hơn 10 tháng thi công.

Như vậy có thể thấy, DN Việt rất giỏi, có thể vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào, khả năng cạnh tranh tốt. Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang tạo ra 46% GDP- đây chính là động lực phát triển của đất nước. Vấn đề là phải làm sao để những DN này phát triển bền vững.

Vậy về khối DNNN thì sao, thưa ông? Có ý kiến cho rằng, khu vực này nhận được nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả chưa cao?

Tổng kết Hội nghị Trung ương 6 khóa X, Bộ Chính trị kết luận và đưa vào dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, sẽ hạn chế và đi đến xóa bỏ đại diện chủ sở hữu của các bộ và UBND các tỉnh, thành phố, thành lập một cơ quan chuyên trách để làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu của DNNN. Đồng thời, áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN; nâng cao năng lực quản trị, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu các DNNN. Tinh thần của Đảng là đặt khu vực DNNN cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, không phân biệt đối xử.

Triển vọng sáng năm 2016

Ông nhìn nhận thế nào về triển vọng kinh tế năm 2016

Năm 2016 được đánh giá kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn dù chậm. Điều này sẽ tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là về thương mại và đầu tư. Do vậy, kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ tiếp tục đà phục hồi. Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,7%, cao hơn năm 2015, bởi dư địa cho tăng trưởng GDP vẫn còn lớn. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm; việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế cũng như thực hiện các đột phá chiến lược phải được thực hiện quyết liệt hơn.

Theo tôi, trong năm 2016, chúng ta phải tập trung nỗ lực để tạo ra làn sóng đầu tư mới. Làn sóng đấu tư thứ nhất là khi chúng ta ban hành Luật DN và Luật Đầu tư. Đến bây giờ, khi chúng ta có Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật DN (sửa đổi) theo nguyên tắc hiện đại, độ minh bạch cao, cùng một loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết và tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, tôi hy vọng chúng ta sẽ tạo được một làn sóng đầu tư mới ở Việt Nam với tinh thần quốc gia khởi nghiệp.

Trân trọng cảm ơn ông!

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
  • Sự “đổ bộ” của thương hiệu quốc tế trong quản lý bất động sản nghỉ dưỡng
  • Kiến nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào nhóm được miễn giảm thuế
  • Đường ĐT749B, đoạn qua xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng: Vẫn “điệp khúc” hư
  • Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
  • Hà Nội sẽ bêu tên các chủ đầu tư không chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư
  • Công lý đã chiến thắng
  • Nhà đầu tư có năng lực không lo thiếu quỹ đất
推荐内容
  • Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
  • Hàng trăm cơ hội việc làm trong ngành khách sạn cho giới trẻ Quy Nhơn
  • Đầu tư thời Covid, rót tiền” vào đâu để thắng lớn
  • Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
  • Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
  • Lựa chọn nhà thiết kế dự án, doanh nghiệp địa ốc sính ngoại