【vua phá lưới laliga】Du lịch cộng đồng vẫn khó giữ chân du khách
Tuy nhiên,ịchcộngđồngvẫnkhógiữchândukhávua phá lưới laliga tại nhiều địa phương, việc phát triển mô hình du lịch này vẫn đang gặp không ít khó khăn, trong đó có việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Cải thiện cuộc sống của người dân
Gia đình anh Đặng Văn Nam là một trong hai hộ đầu tiên của xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được vay vốn ưu đãi từ tổ chức Helvetas để cải tạo ngôi nhà truyền thống thành điểm du lịch cộng đồng (homestay). Đến nay, cơ sở này có thể phục vụ từ 20 - 30 khách.
Anh cho biết: “Chúng tôi đã được vay vốn nâng cấp nhà cửa, phục vụ du khách lưu trú và ăn uống tại gia đình. Nếu so với làm đồng ruộng thì làm du lịch thu nhập gấp đôi, đời sống được cải thiện hơn”.
Gia đình chị Triệu Mùi Liều, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên đã sửa sang nhà cửa, đầu tư chăn ga gối đệm và bắt đầu đón khách được hơn một năm nay. Khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm được hoàn thiện theo đúng tiêu chí của du lịch cộng đồng. Giá lưu trú tại đây là 100 nghìn đồng và tiền ăn là 200 nghìn đồng/khách/một ngày.
Chị cho biết, ngoài được vay vốn, chị còn được tham gia các lớp tập huấn như lớp hướng dẫn viên du lịch, quản lý homestay và được học cả học tiếng Anh…. Nhờ hiểu hơn về du lịch cộng đồng nên hai vợ chồng chị quyết tâm đầu tư nhà nghỉ homestay để đón khách. “Trước kia làm ruộng, hái chè thu nhập thấp, chỉ đủ ăn, giờ chúng tôi mở thêm du lịch, đón khách cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn nhiều, tiền mặt cũng có” - chị Liều chia sẻ.
Tham gia hình thức du lịch cộng đồng này, khách du lịch không chỉ được ở cùng người dân, mà còn được trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu phong tục tập quán và các nét văn hóa độc đáo, nhiều màu sắc của các dân tộc ít người nơi đây. Điều này đã đem đến những trải nghiệm du lịch thú vị cho nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Ông Lù Văn Chung - Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: “Thời gian qua tôi thấy nhận thức của người dân làm du lịch đã được nâng lên từ vấn đề vệ sinh, thái độ phục vụ, chất lượng phục vụ khách, phát triển hàng hóa, các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Đây được coi là giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân bản địa. Không chỉ vậy, nó còn giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của cộng đồng địa phương”.
Vẫn khó giữ chân du khách
Tuy nhiên, số lượng khách đến với Hoàng Su Phì còn khá kiêm tốn, chính quyền địa phương và chủ các cơ sở homestay ở đây cũng thừa nhận, số lượng khách chưa nhiều và để giữ chân khách ở lại lâu hơn đang là khó khăn lớn hiện nay. Theo lý giải là do dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, người dân cũng chưa tiếp cận được các hình thức quảng bá du lịch như trên các trang thông tin nên chỉ trông chờ vào sự giới thiệu của một vài đầu mối công ty du lịch quen thuộc.
Không chỉ ở Hà Giang, từ 5 năm nay gia đình bà Vàng Thị Huyên, dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường - một trong số những dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu cũng bắt đầu tìm tới mô hình du lịch cộng đồng này. Làm du lịch không những giúp đời sống gia đình bà Huyên và gần chục hộ ngày một khấm khá mà vệ sinh môi trường làng bản cũng dần được quan tâm.
Bà Huyên cho biết: “Khách du lịch tới đây ngoài việc giới thiệu về văn hóa thổ cẩm, nghệ thuật thổi sáo mẹ, sáo con, chúng tôi còn phục vụ ẩm thực đặc trưng của người Lự cho khách. Giờ đây bản cũng sạch sẽ hơn rồi, thứ 7 hàng tuần mọi người lại cùng tham gia tổng vệ sinh”.
Tính đến nay, đã có hàng chục làng, bản tại các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng. Đời sống người dân đang ngày một đổi thay. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, việc khai thác giá trị văn hóa của địa phương chưa tạo được điểm nhấn….Vì thế, nhiều điểm du lịch cộng đồng vẫn khó giữ chân du khách.
Ông Hoàng Quốc Trung - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cho biết: Có một số phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc đã bị mai một do cuộc sống phát triển theo xu hướng hiện đại. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của du lịch tại nhiều làng bản chưa được đầu tư bài bản, đặc biệt vấn đề vệ sinh ở nhiều hộ tham gia mô hình du lịch cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được tốt nhất tiêu chí phát triển./.
Tấn Minh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Quy định thời điểm đóng thầu trùng với thời điểm mở thầu được hay không?
- ·65 vận động viên so tài giải các câu lạc bộ thể hình tỉnh Bình Dương năm 2019
- ·Khối lượng mời thầu trong bảng tiên lượng thiếu so với hồ sơ thiết kế
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Sẽ có 4 phiên đấu giá tại HNX trong tháng 3
- ·Giải việt dã “cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”
- ·Chủ đầu tư “né” minh bạch thông tin, nhà thầu xoay xở tìm “đường tắt”
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Hà Nội đầu tư 15,5 tỷ nuôi tôm càng xanh từ năm 2019
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Bố trí đủ nguồn cho kế hoạch đầu tư công
- ·57 dự án BOT đường bộ thu gần 12.200 tỷ đồng phí trong năm 2018
- ·Khai mạc Giải bóng chuyền nữ TP.Thủ Dầu Một
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Sai lệch giá dự thầu, nhà thầu được xét duyệt trúng thầu?
- ·Phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân
- ·Quảng Trị hướng đến hình thành vùng sản xuất tôm công nghệ cao
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Becamex Bình Dương có chiến thắng đầu tiên tại AFC Cup 2019