Chiều 7/7,ôtìnhmuaculitrongsáchđỏvềlàmcảnhngườiđànônggiaonộpkiểmlâáo vs estonia đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, lực lượng kiểm lâm cơ sở vừa tiếp nhận một con cu li nhỏ do ông Ngô Đình Đạt (trú xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) tự nguyện giao nộp.
Ông Đạt ban đầu mua cu li về nhà nuôi để làm cảnh. Qua sách báo, phương tiện truyền thông, ông Đạt nhận thấy đây là loài động vật quý hiếm, cần được bảo tồn, nên báo với lực lượng chức năng qua đường dây nóng để giao nộp con vật, với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên.
Con vật sau đó được cơ quan kiểm lâm tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng để thả về môi trường tự nhiên theo quy định của pháp luật trong thời gian tới.
Cách đây hơn 2 tháng, Hạt Kiểm lâm TP Huế (Thừa Thiên - Huế) cũng tiếp nhận một cu li nhỏ từ Nguyễn Đức Minh Q., học sinh lớp 6- trường THCS Thuỷ Bằng (TP Huế) tự nguyện giao nộp với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên. Con cu li này được em Q. phát hiện trong vườn nhà của mình.
Cu li nhỏ có tên khoa học Nycticebus pygmaeus thuộc bộ linh trưởng. Đây là loài động vật hoang dã được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở mức cao nhất bởi chúng là thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 64/2019NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ.
Theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, từ năm 1975 đến nay, quần thể loài cu li nhỏ thay đổi rõ rệt, số lượng bị giảm mạnh. Nguyên nhân của sự thay đổi về số lượng quần thể cu li nhỏ có thể là do nơi cư trú của loài này bị xâm hại, rừng bị chặt phá, thu hẹp diện tích tự nhiên. Ngoài ra, chúng còn bị săn bắt để nuôi làm cảnh, buôn bán và xuất khẩu của lâm tặc.