【bxh laliga 2】Người dân Suối Cam mòn mỏi chờ đường
Nỗi khổ từ đường
Hộ ông Nguyễn Văn Hùng có đất,ườidacircnSuốiCammogravenmỏichờđườbxh laliga 2 nhà tại tổ 3, ấp Suối Cam (nay là khu phố Suối Cam) hàng chục năm nay. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hùng có thể hiện đường đất, tim đường rộng 6,5m. Đây cũng là tuyến đường liên khu phố, từ khu phố Suối Cam đấu nối với khu phố Bưng Trang, đoạn qua tổ 3 (tuyến số 26) dài khoảng 800m. Ngoài hộ ông Hùng thì 12 hộ dân khác cũng có đất, nhà ở bên tuyến đường này.
Do chưa được đầu tư xây dựng nên tuyến đường nêu trên vào mùa mưa sình lầy, trơn trượt khiến việc đi lại của người dân, nhất là học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, đối diện khu dân cư là lô đất của Nông trường cao su Tân Thành (Công ty cổ phần cao su Đồng Phú) rộng hàng trăm hécta nằm cao hơn mặt đường nên khi mưa lớn nước đổ dồn ra đường, chảy xiết sụt thành hố sâu 4m, rộng khoảng 200m2, rất nguy hiểm cho người đi đường. Trước đó, ở đây từng xảy ra tai nạn chết người do nước cuốn trôi.
Tuyến đường số 26 sình lầy, trơn trượt khiến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, vất vả
Ông Hùng trăn trở: “Hơn 20 năm sinh sống ở đây, bất kỳ khoản thuế, đóng góp nào tôi đều tham gia đầy đủ. Nhưng vì sao nơi đây chưa được quan tâm đầu tư làm đường cho người dân? Mong các cấp chính quyền, ngành chức năng sớm xem xét, hỗ trợ làm đường cho chúng tôi, dù đường cấp phối sỏi đỏ cũng được. Chúng tôi mong mỏi, chờ đợi tuyến đường này từ quá lâu rồi”.
Cũng tại tổ 3, khu phố Suối Cam, tuyến đường tổ (tuyến số 24) hình thành từ lâu nhưng vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Qua thời gian, trên tuyến đường này đã hình thành 2 khe nước sâu, rộng. Để lưu thông được, người dân đã làm 2 chiếc cầu tạm. Do mưa lớn, cầu gỗ tạm ở phía trong bắc qua khe nước rộng khoảng 10m, sâu 3m, nơi có 5 hộ dân thường xuyên qua lại đã mục nát nên có thể sập bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng người dân.
Cầu dựng tạm bằng gỗ nhưng do lâu ngày gỗ mục, chống đỡ tạm bợ nên có thể sập bất cứ lúc nào, nhất là khi có nước chảy xiết hoặc vật thể nặng đè lên
Ông Trần Đăng Ngãi cho biết, tuyến 24 có 9 hộ dân ở, trong đó 4 hộ phía ngoài, 5 hộ phía trong. Ngoài ra, nhiều hộ dân có rẫy, vườn ở khu vực này cũng thường xuyên ra vào. Tuyến này dài 750m, trong đó 710m phía ngoài đã thể hiện đường, 40m phía trong chưa thể hiện. Nhưng các hộ phía trong cũng đã làm giấy cam kết trả lại đất cho Nhà nước, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết với mong muốn sớm được đầu tư tuyến đường. Theo thống kê của ông Ngãi, khu phố còn 16 tuyến với tổng khoảng 10km chưa được đầu tư xây dựng khiến việc đi lại, thông thương hàng hóa của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài giao thông, trên địa bàn khu phố vẫn chưa có hệ thống nước máy. Các hộ dân ở đây sử dụng nước giếng khoan, giếng đào nhưng phần lớn nhiễm phèn, không đảm bảo an toàn vệ sinh. “Nhà tôi cách đường ống nước máy chỉ 70m nhưng không hiểu sao vẫn chưa được đầu tư kéo nước máy vào” - ông Ngãi than thở.
Vẫn phải chờ…
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Hoàn, Chủ tịch UBND phường Tiến Thành giải thích: Tuyến số 26 đang thuộc đất của nông trường cao su. Lúc trước, nơi đây là đường băng cản lửa của nông trường được địa phương mượn cho người dân đi lại rồi hình thành đường. Sau này, Xí nghiệp đo đạc 305 đo lại thì dựa vào thực tế hiện trạng tuyến đường đang đi nên mới thể hiện đường trên sổ, trên bản đồ như ngày nay. Vấn đề này không thuộc thẩm quyền của phường. Để đầu tư làm tuyến đường thì UBND thành phố phải làm việc với Công ty cổ phần cao su Đồng Phú giải quyết rõ vấn đề, sau đó mới có phương án tiếp theo.
Để làm được các tuyến đường trên địa bàn khu phố Suối Cam thì phải có quyết định phê duyệt của UBND thành phố Đồng Xoài; đồng thời, các tuyến đường phải được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2004. Khi đó, UBND phường mới có cơ sở pháp lý để đầu tư. |
Chủ tịch UBND phường Tiến Thành Lê Thanh Hoàn |
“Đối với tuyến số 24, các phòng, ban của thành phố cũng đã phối hợp UBND phường nhiều lần đo đạc, khảo sát để đầu tư làm. Tuy nhiên, do đường đi thực tế và trên bản đồ không khớp nhau (lệch khoảng 40m) nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp mới thực hiện các bước tiếp theo. Các tuyến đường còn lại đang trong dự thảo quy hoạch nên chưa có chủ trương đầu tư” - ông Hoàn cũng giải thích thêm.
Còn đối với vấn đề nước sạch, ông Hoàn cho biết, UBND phường đã làm việc với Công ty cổ phần cấp thoát nước Bình Phước. Theo đó, đơn vị cũng đã khảo sát thực tế và hứa sẽ đầu tư trong thời gian tới.
(责任编辑:World Cup)
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Bổ sung khu công nghiệp Vân Hồ (Sơn La) vào quy hoạch
- ·Trung tâm y tế TP.Tân Uyên: Tập huấn về tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
- ·Kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Bộ Y tế đề xuất có thêm gói bảo hiểm y tế bổ sung
- ·Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại
- ·TP.Tân Uyên: Họp mặt kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Những đặc quyền chuẩn hạng A chỉ có tại The Matrix One
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Cần Thơ: Chuyển đổi gần 22 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
- ·Mổ cấp cứu thành công sản phụ mang tam thai
- ·Bệnh da thường gặp ở người tiểu đường
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
- ·TP.Bến Cát: Gần 400 người tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Vòng tránh thai nằm trong ổ bụng 6 năm
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Khai Sơn Hill ra mắt bộ sưu tập chỉ 8 căn biệt thự giới hạn