【lich thi đau bong đa anh】Đề xuất Quốc hội giám sát tối cao về nguồn lực phòng chống dịch Covid
Toàn cảnh phiên họp sáng 19/4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 10,ĐềxuấtQuốchộigiámsáttốicaovềnguồnlựcphòngchốngdịlich thi đau bong đa anh sáng ngày 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.
Năm 2023, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề.
Trên cơ sở đề xuất của 69/77 cơ quan (bao gồm Hội đồng Dân tộc, 9 ủy ban của Quốc hội, 2 cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 56 đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tế, Tổng thư ký Quốc hội đã dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 để gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Từ đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 4 trong số 5 chuyên đề, trình Quốc hội lựa chọn tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2023).
Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tếcơ sở, y tế dự phòng.
Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tưcông giai đoạn 2015-2020.
Kết quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chọn chuyên đề từ 1-4 để trình Quốc hội quyết định.
Với chuyên đề thứ 5, theo Chủ tịch Quốc hội, nếu giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2020 thì không có nhiều ý nghĩa. Nếu đến năm 2024 thực hiện chuyên đề này thì có thể giám sát luôn các chương trình trọng điểm quốc gia, gói kích cầu được triển khai trong nhiệm kỳ này.
Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng báo cáo các chuyên đề được nhiều cơ quan đề xuất, nhưng chưa được lựa chọn lần này.
Cụ thể, về các đề xuất liên quan việc triển khai chính sách tài khóa, tiền tệ (11 ý kiến), ông Cường giải trình: Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1/2022).
Theo đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết này sẽ được Chính phủ báo cáo và các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, Kiểm toán nhà nước tổ chức kiểm toán để báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm 2022 và năm 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.
Nếu tổ chức giám sát chuyên đề này sẽ có nhiều nội dung, hoạt động trùng lắp với cách thức tiến hành thẩm tra, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết; bên cạnh đó, trong quá trình tổng kết Nghị quyết về nội dung này sẽ có sự tham gia phối hợp của Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra việc thực hiện hàng năm.
Có ý kiến đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát về tổng rà soát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giai đoạn 2011 đến nay vì tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, có quy mô lũng đoạn nhà nước; sự trì trệ trong quản lý điều hành ở không ít nơi; chất lượng xây dựng và ban hành thể chế đều bắt nguồn từ chất lượng nhân sự của bộ máy .
Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn các chuyên đề giám sát được thực hiện theo quy trình chặt chẽ được quy định tại Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội và phù hợp với đa số đề xuất của các cơ quan, các đoàn đại biểu Quốc hội. Căn cứ kết quả lựa chọn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban và các Ban cho thấy, các chuyên đề được lựa chọn đã cơ bản bảo đảm hài hòa giữa các lĩnh vực và khả năng thực tế của các cơ quan.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, chuyên đề đề nghị bổ sung đều là vấn đề được cử tri và dư luận xã hội quan tâm; căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ đề xuất đưa vào các phiên chất vấn và trả lời chất vấn hoặc Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Tích cực thu thập thông tin để ngăn chặn buôn lậu
- ·Chi cục Hải quan Bắc Ninh hỗ trợ tận tình, doanh nghiệp hoạt động thông suốt trong dịch
- ·Cục Thuế TP. Hà Nội hỗ trợ trực tuyến về chính sách thuế tháng 11/2021
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Đổi mới chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
- ·Hà Nội cần thực hiện nhiều giải pháp hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2021
- ·Bài 1: Kê khai giá thấp hàng chục lần để “né” thuế
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Cục Thuế Lào Cai: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Lạm phát nhất thế giới, Zimbabwe phát hành đồng tiền vàng
- ·Nuôi chó cho ăn cá hồi, thịt bò, gà thu về tiền tỷ đồng mỗi năm
- ·Đồng Nai: Thu nội địa đạt hơn 40,5 nghìn tỷ đồng
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·EVNNPT nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải mùa nắng nóng
- ·Hải quan giải đáp các vướng mắc, tạo thuận lợi doanh nghiệp FDI vượt qua dịch Covid
- ·Tăng tính thực thi của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Điện thương phẩm cả năm 2020 tăng 2,16%