会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận besiktas】Những bông hoa trên tuyến lửa!

【trận besiktas】Những bông hoa trên tuyến lửa

时间:2025-01-11 07:43:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:658次

Báo Cà Mau(CMO)Năm 2005, Tiểu ban Liên lạc cựu nữ pháo binh được thành lập với 117 thành viên, là nữ pháo binh của 3 đơn vị: Trung đội Nữ pháo binh huyện Cái Nước (thành lập năm 1972), Trung đội Nữ pháo binh huyện Châu Thành (thành lập năm 1968) và Đại đội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau (thành lập năm 1974). Đến nay, nhiều chị đã từ trần, số thành viên còn lại là 104, trong đó có 23 chị hiện đang tham gia công tác ở các ban, ngành, đoàn thể các địa phương.

Buổi họp mặt sắp bắt đầu. Cánh cửa hội trường bỗng mở ra. Một anh thanh niên ẵm người phụ nữ luống tuổi trong bộ quân phục màu xanh bước vào. Cả hội trường đang im phăng phắc, bỗng vỡ oà với nhiều tiếng reo mừng xen lẫn thảng thốt giật mình: Đẹp hả? Sao ra nông nổi này? Người cựu chiến binh ấy chính là nữ pháo binh Trần Thị Đẹp, một thời là nỗi kinh hoàng của bọn Mỹ - nguỵ.

Đã từng xem qua nhiều bức ảnh, bộ phim tư liệu về chiến tranh trên vùng đất Cà Mau, tôi nhiều lần xúc động với bức ảnh nữ pháo binh Cái Nước bắt trói một tù binh. Nay người nữ pháo binh ấy bằng xương bằng thịt đang ngồi trước mặt mình, cảm thấy vừa tự hào, vừa xót xa. Người nữ pháo binh năm xưa nay đã ngoài 60 tuổi và hai chân không còn đi lại được do di chứng từ căn bệnh loãng xương và tai biến nhẹ. Vậy mà, năm nào Ban Liên lạc cựu nữ pháo binh tỉnh tổ chức họp mặt, chị cũng tới dự. Niềm vui của chị không phải để nghe những báo cáo thành tích đạt được của Tiểu ban Liên lạc cựu nữ pháo binh mà chính là để gặp gỡ đồng đội, cùng nhau ôn lại những tháng ngày gian nan trên tuyến lửa.

Nữ pháo binh Trần Thị Đẹp (người ngồi) trong niềm vui gặp lại đồng đội. Ảnh: THUỲ TRÂM

22 tuổi, chứng kiến cảnh làng quê bị quân thù giày xéo, dù là phận nữ nhi, chị Trần Thị Đẹp đã ghi tên mình vào Trung đội Nữ pháo binh huyện Cái Nước với suy nghĩ “phải làm điều gì đó cho quê hương, chứ không thể ngồi mãi trong hầm đếm bom giặc”.

Trong trận đánh giặc đổ quân tại Rạch Dơi (nay thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân) và đánh phục kích Sư đoàn 446 chi viện cho vịnh Bà Hui, chị cùng 2 nữ pháo binh khác tác chiến và rượt theo 1 tên lính quãng đường khá xa. Khi đến vịnh Bà Hui thì may mắn, do súng hết đạn nên tên lính ấy đã trốn vào bụi. Chị lập tức lôi hắn ra và bứt dây mây dóc trói thúc ké giải về. Trận đó, trung đội đã diệt khoảng 36 tên.

Trong buổi họp mặt nữ pháo binh hôm ấy, Nhà báo Đỗ Văn Nghiệp mang theo bức ảnh nữ pháo binh bắt sống tù binh, mong muốn tìm gặp người nữ pháo binh ấy. Và ông đã toại nguyện trong niềm xúc động khôn cùng: “Tôi đã xem tới xem lui mấy lần bộ phim tài liệu về nữ pháo binh Cái Nước mà không chán. Tôi nghĩ, không chỉ riêng tôi, không riêng dân tộc Việt Nam mà với bất kỳ dân tộc nào cũng vậy, hình ảnh người phụ nữ cầm súng luôn gây sự xúc động lớn. Tỉnh Cà Mau có tới 3 đơn vị nữ pháo binh như vậy, đó là niềm tự hào không gì so sánh được”.

Chị Nguyễn Thị Bé Hai, Phó Tiểu ban Liên lạc cựu nữ pháo binh tỉnh Cà Mau, tâm tình: “Trong thời điểm chiến tranh ác liệt, dù là nữ nhưng chị em tôi không thể ngồi yên nhìn cảnh giặc hằng ngày giết hại đồng bào mình, vì thế tôi quyết tâm cầm súng đánh giặc. Chúng tôi chiến đấu dũng cảm, kiên cường, giữ vững khí tiết và sẵn sàng hy sinh. Chỉ riêng Trung đội Nữ pháo binh huyện Cái Nước trong hơn 3 năm hoạt động, đã phối hợp với các đơn vị khác tổ chức 49 trận đánh đồn, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu rất nhiều vũ khí. Riêng tôi tham gia 23 trận cùng chị em trong đơn vị đánh đồn. Trong thời gian này, chứng kiến sự hy sinh của nhiều đồng đội làm cho ý chí căm thù trong lòng chúng tôi càng dâng cao tột độ”.

Nói đến đây mắt chị đỏ hoe khi nhớ về giây phút hy sinh của nữ pháo binh Nguyễn Thị Của (còn có tên gọi là Thuý). Ký ức như một cuốn phim quay chậm, hình ảnh nhạt nhoà vì nước mắt: “Tháng 7/1974, tôi được phân công chỉ huy trận đánh đồn Vàm Đình. Quả pháo đầu tiên do Thuý gắn trái. Sau khi pháo được bắn ra, Thuý có nhiệm vụ đứng nhóng lên xem pháo có trúng mục tiêu không. Bất ngờ một viên đại liên của giặc từ đồn bắn ra trúng ngay vào trán Thuý và trổ ra sau đầu. Thuý ngã xuống ngay trước mặt đồng đội. Giây phút đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Thuý hy sinh làm cho tinh thần chiến đấu của trung đội càng dâng lên. Chúng tôi đánh pháo liên tiếp 3 ngày đêm, làm cho quân giặc trong đồn rút chạy hết, mới về làm lễ truy điệu cho Thuý trong niềm xót thương vô hạn”.

Dẫu biết có chiến đấu là không tránh khỏi hy sinh, nhưng mỗi lần đồng đội ra đi là thêm một vết thương hằn khắc trong tim người ở lại và nung thêm chí căm thù, quyết tâm chiến đấu cho ngày độc lập đến gần hơn.

Trong quãng thời gian cầm súng, chị Bé Hai bị thương 3 lần. Lần đầu trong trận đánh chống càn ở mũi Ông Lục (ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước), văng mất 2 ngón chân và bị thương ở đùi. Không kịp cảm giác đau, chị vẫn cùng đồng đội cầm súng chiến đấu. Ống quần cột chặt để gọn gàng dễ di chuyển, chừng nghe đau nhói thì mới hay máu đã ướt cả chân, mở dây cột ra, máu đổ ào xuống như trút. Lần thứ hai và thứ ba trong trận đánh đồn Vàm Đình, chị bị thương ở cột sống và be sườn.

Cũng vì 2 ngón chân bị mất mà suýt chút nữa chị đã bị giặc bắt. Bọn chúng nghi ngờ chị là việt cộng, bảo đưa bàn chân cho coi, hỏi sao mất 2 ngón. Chị nhanh trí tìm nhiều lý do để biện minh, cuối cùng cũng qua mắt giặc.

Bên cạnh những nỗi đau về thể xác do bom đạn kẻ thù, chiến tranh còn gây ra lắm nỗi đau, chia rời bao đôi lứa, để rồi nhiều nữ pháo binh hôm nay vẫn còn lẻ bóng vì không thể xoá mờ hình ảnh người yêu thương đã hy sinh vì đất nước.

Chị Bé Hai bồi hồi: “Năm 19 tuổi, tôi có người yêu, anh ấy cũng là bộ đội. Quen nhau được 1 năm, anh ấy hy sinh. Sau đó mấy năm, tôi có quen một người khác, là bộ đội đặc công của huyện Cái Nước, nhưng rồi anh ấy cũng hy sinh”. Vậy là chị quyết định “ở vậy” luôn. Hiện chị đang sống với mẹ già và em gái ở ấp Cái Giếng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước. Dù cuộc sống riêng đơn độc nhưng chị còn có niềm vui được góp sức cùng địa phương, thăm nom, chăm sóc đồng đội và cùng với chị em trong tiểu ban liên lạc đi vận động hỗ trợ đồng đội gặp khó khăn, hỗ trợ con em nữ pháo binh có điều kiện học hành.

Hơn 40 năm đất nước thống nhất, nhiều nữ pháo binh vẫn loay hoay trong cảnh khó nghèo. Trong số 104 thành viên của Tiểu Ban liên lạc hiện tại chỉ có khoảng 20 người tạm gọi là đủ ăn, chưa gọi khá giàu, 77 hộ có mức sống từ trung bình trở xuống và 7 hộ nghèo gay gắt. Hầu hết đều mang thương tật, sức khoẻ giảm sút, có người mất đi khả năng làm mẹ. Nhiều người vẫn sống cảnh làm thuê rày đây mai đó, có người chưa có được căn nhà lành lặn. Một lần nữa, tình đồng đội lại sẻ chia ấm áp bằng những lần thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền điều trị bệnh, vận động xây cất nhà tình thương, di dời hài cốt… Những việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn lao.

Gác lại những lo toan, nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật, khi Ban liên lạc thông báo ngày họp mặt, tất cả đều nôn nao, chờ đợi. Họ chờ đợi giây phút được gặp nhau với biết bao điều muốn nói, muốn kể cho nhau nghe. Nhiều chị ở xa trung tâm huyện Cái Nước, Phú Tân hay TP Cà Mau, TP Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau đêm trước ngày diễn ra buổi lễ. Một đêm thức cùng nhau dường như vẫn chưa đủ để hỏi han, tâm sự, chưa vơi bao nhớ thương sau thời gian xa cách. Và mỗi lần họp mặt thì số người có mặt lại giảm đi bởi thời gian, tuổi tác và bệnh tật, nhưng niềm vui ngày gặp lại vẫn rôm rả, vẹn nguyên. Tất cả như đang sống lại không khí hào hùng hơn 40 năm trước, ngày đó những nữ pháo binh còn rất trẻ…

“Dù có mất mát, đau thương, dù cuộc sống hôm nay vẫn còn lắm nhọc nhằn, nhưng tất cả nữ pháo binh được gặp nhau hôm nay đều là những người may mắn. Chúng tôi tự hào vì được góp công sức, máu xương và một phần thanh xuân của mình đổi lấy độc lập, tự do hôm nay”, chị Nguyễn Hồng Nỉ, Trưởng Tiểu ban Liên lạc cựu nữ pháo binh tỉnh Cà Mau, khẳng định.

“Thế hệ hôm nay dù có cống hiến như thế nào cũng không thể sánh bằng những gì các cô, các chị đã làm cho đất nước này, quê hương, xứ sở này. Chúng tôi tự hào vì quê hương Cái Nước có trung đội nữ pháo binh anh hùng. Chúng tôi sẽ hết lòng ủng hộ các hoạt động của Tiểu ban liên lạc. Bất cứ khi nào tiểu ban cần, trong điều kiện có thể, chúng tôi đều sẵn sàng hỗ trợ”. Lời hứa hẹn của Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Cái Nước Lý Hùng Kiến như lời động viên, nguồn sức mạnh giúp các chị cố gắng vượt qua khó khăn, giữ truyền thống anh hùng cho con cháu noi theo.

Trên mâm cơm đoàn viên, thức ăn vẫn còn đầy ắp, bởi thời gian gặp gỡ còn không đủ để chuyện trò, tâm sự… Bịn rịn chia tay, các chị hẹn năm sau gặp lại. Lời hẹn đó chắc chắn có người thực hiện được, có người sẽ không, bởi quy luật của thời gian khắc nghiệt… Thế nhưng, trong mắt họ vẫn ăm ắp một niềm tin không thể diễn tả hết bằng lời./.

Ghi chép của Thuỳ Trâm

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
  • Giá cá tra thấp nhất trong 10 năm vì Covid
  • Nâng cao sức khoẻ với hoạt chất quý trong bào tử nấm Linh Chi
  • Xe tải muốn ra vào Hải Phòng phải có giấy xác nhận
  • Nghe sách Đắc Nhân Tâm
  • Tập yoga quay tiktok câu view cả thầy và trò phải vào viện
  • Gặp khó tại Trung Quốc, xuất khẩu sắn tiếp tục trầm lắng
  • Nga cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam
推荐内容
  • Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
  • Dùng xăng đốt rác, người đàn ông bị bỏng nhiều nơi trên cơ thể
  • Thói quen nhịn tiểu lâu dài có thể gây suy thận, phổ biến ở giới văn phòng
  • Nhà thuốc truyền thống tìm hướng chuyển mình trong thời đại mới
  • Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
  • Phát hiện chất cấm trong mẫu cá đặc sản tại 4 chợ ở Quảng Bình