【bong da iu】Nhật ký trên tuyến đầu chống dịch
Để hiểu thêm về công việc của một nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, trbong da iu chúng tôi đã được chị Trịnh Thị Thanh Loan, thành viên của đội chia sẻ những dòng nhật ký rất chân thành của mình. Chị là thành viên lớn tuổi nhất trong đội và đã có thâm niên trong nghề 24 năm.
Sẵn sàng “xung trận”
Xin trích đăng những dòng nhật ký của chị Loan:
“Ngày 30-5-2021
Lúc đó là 21 giờ 15 phút. Tôi chuẩn bị ngủ thì điện thoại đổ chuông. Nhận cuộc gọi, tôi đồng thời nhận lệnh điều động khẩn. Đội tôi gồm 8 người được cử đến chốt kiểm soát giao thông phòng dịch ở xã Tân Lập (đường ĐT741, huyện Đồng Phú) thực hiện nhiệm vụ.
Vì đúng 0h ngày 31-5, TPHCM sẽ bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, lượng người từ TPHCM trở về Bình Phước sẽ rất đông. Tôi vội dặn dò các con rồi khoác lên vai chiếc balo đã chuẩn bị sẵn, nhanh chóng có mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Mọi người trong đội cũng tập hợp đông đủ, rất nhanh. Anh Vũ Xuân Huy, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh phổ biến nhanh nội dung công việc cần làm, không quên ân cần dặn dò toàn đội chú ý phòng hộ thật tốt.
Mặc trang phục phòng hộ vào, chúng tôi lên xe cứu thương dành riêng cho đội đến chốt. Lúc này người và xe dừng lại để thực hiện kiểm soát y tế đã khá đông. Lực lượng cảnh sát giao thông đứng bên đường ra hiệu lệnh dừng xe, tiếng còi hiệu cứ vang lên liên tục. Điểm lấy mẫu được dựng bên lề đường, bộ đội, dân quân, y tế… đều đang tích cực hỗ trợ người dân khai báo y tế, thăm khám sàng lọc. Đón chúng tôi tại chốt là bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước”.
Với cảm xúc trong ngày “ra trận” đầu tiên, chị Loan viết tiếp:
“Trời oi bức không một chút gió. Phía trong bộ quần áo phòng hộ, mồ hôi toàn thân liên tục tuôn ra ướt đẫm. Mồ hôi chảy thành dòng từ trán xuống khiến 2 mắt cay xè, thở cũng trở nên khó khăn hơn bởi chiếc khẩu trang N95 và tấm kính chắn giọt bắn. Trong cuộc đời tôi, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự nóng bức và đổ mồ hôi nhiều đến thế. Càng về khuya, đoàn người vẫn liên tục đổ về Bình Phước, cường độ làm việc vì thế không hề suy giảm.
…Đến 4h sáng, phương tiện giao thông và người qua chốt dần thưa thớt. Lúc này ai cũng đều mệt mỏi rã rời. Trút bỏ bộ trang phục phòng hộ, thực hiện các bước khử khuẩn, chúng tôi vội cầm chai nước suối lên và uống. Đây có lẽ là chai nước ngọt nhất, mát nhất mà tôi và đồng đội từng được uống…”.
“Việc nhỏ, góp chút công sức thôi mà”
Theo chị Loan, ngay từ những ngày đầu cả nước có ca dương tính với Covid-19, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tập huấn phòng chống dịch cho nhân viên và liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản chủ động ứng phó với nhiều tình huống. Được chuẩn bị tinh thần từ trước nên mọi người trong đội rất nhiệt huyết. Ai cũng cho rằng, việc mình làm là nhỏ bé, chỉ mong được đóng góp chút sức lực, trí tuệ cho cuộc chiến phòng chống dịch.
Bệnh viện đa khoa tỉnh đã lập riêng một nhóm zalo (gồm Ban giám đốc, các trưởng khoa, phòng, các điều dưỡng, kỹ thuật viên, thành viên đội lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19) để kịp thời thông báo lệnh điều động và những vấn đề liên quan công tác phòng chống dịch. Bác sĩ Trương Hữu Nhàn, Giám đốc bệnh viện là người trực tiếp chỉ đạo, điều động, thường xuyên quan tâm nhắc nhở toàn đội thực hiện nghiêm 5K, đảm bảo trang phục phòng hộ tốt để phòng tránh lây nhiễm.
Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc, đội còn nhận được sự hợp tác của người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chị Loan chia sẻ, đêm 30-5-2021, mặc dù đã khuya, đi đoạn đường dài từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Phước nên người tham gia giao thông đều khá mệt mỏi. Nhưng khi về đến chốt Tân Lập (huyện Đồng Phú) phải dừng lại và chờ đợi để thực hiện kiểm soát y tế, đa số người dân đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch nên hợp tác tốt, luôn đeo khẩu trang và tự giác giữ khoảng cách an toàn. Điều này đã giúp chị và đồng đội hoàn thành công việc nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Khi được hỏi, có lo lắng khi tham gia tuyến đầu chống dịch với nguy cơ lây nhiễm cao, chị Loan và các thành viên trong đội đều trả lời: Ai cũng sợ thì lấy người nào thực hiện nhiệm vụ?. “Tôi đã gắn bó với nghề y 24 năm, thâm niên và kinh nghiệm cũng có để bảo vệ sức khỏe bản thân. Gia đình có 2 con đều đã lớn, ít vướng bận, chồng cũng là bác sĩ nên hiểu và luôn ủng hộ” - chị Loan cho biết.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Tổ chức Lễ hội Đền Và năm 2020
- ·Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
- ·Huy động 26.722 tỉ đồng qua phát hành trái phiếu DN
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Phát hiện hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Phú Thọ
- ·Ưu đãi “kép” cho chủ thẻ tín dụng SeABank Visa
- ·Tình trạng tiết kiệm chi tiêu tác động tiêu cực đến kinh tế Hàn Quốc
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ và Trung Bộ trời rét, vùng núi rét đậm, rét hại
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Tiền Giang: Thu nộp ngân sách hơn 43 tỷ đồng từ xử phạt buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Giảm giá cùng lúc xe Kia K3 và Mazda
- ·Vòng quanh thế giới với những cách đón năm mới độc đáo
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·10 sự kiện nổi bật công tác thuế năm 2014
- ·Xuân Hinh, Trọng Tấn, bàng hoàng trước tin đạo diễn Phạm Đông Hồng qua đời
- ·Tăng cường quản lý giá tại địa phương dịp Tết Ất Mùi
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Chương trình xiếc đặc biệt kỷ niệm ngày Thương binh, Liệt sĩ