【dự đoán tỉ số tối nay】“Chọn mặt” để phân cấp thực hiện các đại dự án cao tốc
Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh khi được giao làm chủ quản dự ánđường bộ cao tốc là rất nặng nề |
Chọn phương án 14/16
Theọnmặtđểphâncấpthựchiệncácđạidựáncaotốdự đoán tỉ số tối nayo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Tờ trình số 4565/Tr-BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân cấp thực hiện 16 dự án, dự án thành phần đầu tưcác đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội.
Để có được những nội dung tại Tờ trình số 4565/Tr-BKHĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã 4 lần lấy ý kiến của 22 bộ, ngành và địa phương liên quan, với mục tiêu cao nhất là sẽ chọn “đúng người để giao việc” nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, đặc biệt là trong 2 năm từ 2022 - 2023.
Tại tờ trình trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị người đứng đầu Chính phủ phân cấp cho 14 UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản của 14/16 dự án, dự án thành phần; 2/16 dự án thành phần còn lại do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm cơ quan chủ quản (phương án 1).
Cần phải nói thêm, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh khi được giao làm chủ quản dự án là rất nặng nề. Cùng với việc phải kiện toàn nhân sự, đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án trực thuộc hoặc tư vấn quản lý dự án, UBND cấp tỉnh được giao chủ quản dự án sẽ phải bố trí đủ phần vốn ngân sách địa phương để thực hiện. Trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án tăng, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện.
Ưu điểm của phương án này là thực hiện phân cấp tối đa cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản. Hai dự án thành phần do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đều là những đoạn tuyến phức tạp về kỹ thuật hoặc nằm trên địa bàn 2 tỉnh.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, nếu phân cấp cho Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang, thì 3 địa phương này sẽ phải kiện toàn nhân sự, thành lập ban quản lý dự án mới hoặc lựa chọn tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng để đảm bảo phù hợp với điều kiện phân cấp quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội.
Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ, phương án phân cấp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất là tối ưu bởi với việc triển khai các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, năng lực quản lý của Bộ GTVT đã tới hạn.
“Địa phương là cơ quan nắm rõ về địa hình, địa lý, đặc thù địa bàn quản lý, có đủ công cụ để kiểm soát mỏ nguyên vật liệu ngay từ giai đoạn cấp phép; quản lý giá cả, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi, kiểm soát tổng mức đầu tư, giảm chi phí phát sinh, hạn chế sử dụng kinh phí dự phòng”, ông Chủng nói.
Đề xuất hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương
Trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản đề xuất cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản của 11/16 dự án, dự án thành phần; 5/16 dự án thành phần còn lại do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản.
Ưu điểm của phương án này là đảm bảo phân cấp cho các địa phương tự đánh giá ban quản lý dự án trực thuộc có đủ năng lực, kinh nghiệm, đúng với Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, việc thực hiện phương án này chưa đảm bảo phân cấp tối đa cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản. Bộ GTVT vẫn phải thực hiện 31,25% số dự án, dự án thành phần trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, quan điểm xuyên suốt của Bộ GTVT là đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương thực hiện vai trò chủ quản dự án. Trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền giao cho khá nhiều địa phương làm chủ các dự án đường cao tốc quy mô lớn theo hình thức PPP, trong đó nhiều công trình đã về đích đúng tiến độ, đảm bảo các mục tiêu đề ra.
“Bộ GTVT sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm và nhân sự cho các địa phương có nhu cầu trong quá trình thực hiện vai trò chủ quản đầu tư”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Trên thực tế, hiện 14 địa phương có dự án nằm trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đều chưa có kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng đường cao tốc, trừ UBND tỉnh Tuyên Quang đang triển khai thi công đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (quy mô cao tốc chưa hoàn chỉnh) và tỉnh Tiền Giang là cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đối với Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Trong 14 địa phương nêu trên, có 11 địa phương tự đánh giá ban quản lý dự án (bao gồm tổ chức và nhân sự) thuộc địa phương đủ năng lực, kinh nghiệm để tổ chức thực hiện các dự án, dự án thành phần khi được phân cấp và đồng ý nhận làm cơ quan chủ quản; cam kết đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Ba địa phương (Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang) không tự đánh giá rõ việc đáp ứng đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án (bao gồm nhân sự, bộ máy) tại thời điểm hiện tại, nhưng vẫn thống nhất làm cơ quan chủ quản khi được giao. Các địa phương này cam kết kiện toàn nhân sự, thành lập ban quản lý dự án mới, đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý để thực hiện dự án thành phần phân đoạn qua địa phận tỉnh hoặc lựa chọn tư vấn quản lý dự án để triển khai đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và các quy định hiện hành.
Để khắc phục sự thiếu hụt kinh nghiệm trong giai đoạn đầu triển khai các dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Thủ tướng giao Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan; hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tăng cường năng lực chuyên môn kinh nghiệm chung của tổ chức, kinh nghiệm riêng của cá nhân và chứng chỉ cần thiết... cho các địa phương.
Trong vai trò quản lý chuyên ngành, Bộ GTVT sẽ hướng dẫn, kiểm tra giám sát và đôn đốc các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản kiện toàn năng lực quản trị, chuyên môn. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn cơ quan chủ quản đảm bảo đủ các điều kiện về hoạt động xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, dự án thành phần.
“Đề xuất này là hợp lý, bởi việc triển khai các dự án đường cao tốc được đầu tư bằng vốn đầu tư công rất phức tạp về trình tự thủ tục. Nếu không nhận được hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn, sẽ rất khó để các địa phương hoàn thành công trình đúng kế hoạch đề ra”, ông Chủng nhận xét.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Năm định hướng lớn Hà Nội đóng góp vào nhiệm kỳ Đại hội XIII
- ·Chuẩn bị từ xa
- ·Công chiếu tại 52 cụm rạp
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Bộ Quốc phòng phát động toàn dân tố giác người nhập cảnh trái phép
- ·Khẩn trương triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
- ·Thủ tướng yêu cầu thực hiện 4 trọng tâm chống Covid
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Giới thiệu cuốn sách hưởng ứng các bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam
- ·Bác Hồ và câu nói ‘Bác có phải là vua đâu’
- ·Ít nhất 2%
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Tuyên bố chung Việt Nam
- ·Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid
- ·Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid 19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc?
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ
- Bayern Munich chiêu mộ Harry Kane lẫn Kante
- Dòng sông tuổi thơ trong tranh Đặng Mậu Tựu
- Roger Federer tuyên bố chia tay quần vợt
- CKG chào sàn HOSE với giá tham chiếu 11.000 đồng/cổ phiếu
- Trông vô Đại Nội
- Chân dung người Cục trưởng làm nên bản sắc Hải quan Đà Nẵng (*)
- Quỹ ngoại Recapital Investments PTE.LTD bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
- Hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam
- Hải quan Bình Định
- Iga Swiatek đi vào lịch sử khi lần đầu tiên vô địch US Open