【lich thi dau bd y】Dị ứng thuốc: Không được chủ quan
(CMO) Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thuốc nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng của thuốc.
Dị ứng thuốc có nhiều mức độ khác nhau, có khi chỉ là các triệu chứng nhẹ như ngứa, nổi mề đay… nhưng cũng có thể nghiêm trọng như sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Chị Lê Thị Bé, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, là một trong những bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Cách đây khoảng 1 tuần, chị đến bệnh viện khám bệnh khi trên da xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa, khó chịu. Tại đây chị được bác sĩ chẩn đoán là dị ứng thuốc và được chỉ định nhập viện điều trị. Chị Bé cho hay: “Đây không phải là lần đầu tiên tôi bị dị ứng thuốc. Ở lần đầu tiên bị dị ứng, tôi cũng nghĩ là bị ngứa, viêm da nên đi chích nhiều lần. Lần sau, tôi đi khám và uống thuốc điều trị viêm xoang thì tiếp tục bị ngứa, nổi mề đay. Tôi đi khám mới biết cơ thể bị dị ứng với thuốc. So với mấy lần trước, lần này tôi bị dị ứng nặng nhất, phải nhập viện điều trị. Tay, chân và vùng bụng của tôi bị ngứa và ửng đỏ, chảy nước vàng”.
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đang dần hồi phục. |
Tương tự trường hợp của chị Bé, anh Phan Văn Có (huyện Phú Tân) cũng một phen hốt hoảng do dị ứng thuốc. Sau khi cơ thể nổi mụn ngứa, sốt cao, anh Có được gia đình đưa đi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Gần một tuần điều trị, thấy bệnh không giảm, miệng lở, mắt bắt đầu bị đỏ nên gia đình xin chuyển viện lên TP Hồ Chí Minh. Tại đây anh Có phải nhập viện cấp cứu điều trị vì sốt cao liên tục. Kết quả chẩn đoán anh Có bị dị ứng thuốc. Anh Có cho biết: “Tôi đang điều trị bệnh gout và hiện đang uống thuốc theo đơn bác sĩ cho. Ngoài ra, tôi còn áp dụng thêm một số bài thuốc dân gian để trị đau nhức. Hôm đó tôi uống thuốc xong thì ngứa khắp người, rồi chuyển sang sốt. Ngày nhập viện điều trị tôi sốt đến gần 40 độ”.
Những trường hợp dị ứng của chị Bé, anh Có đều đang hồi phục vì đã được điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa 1 Dư Hoàng Tiên, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, bệnh nhân đến đây điều trị dị ứng thuốc rất nhiều, có một số trường hợp nặng như tiểu ra máu, da vàng tái, ảnh hưởng giác mạc… Đối với người dị ứng thuốc, tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước, nên tuyệt đối không thể chủ quan”.
Không chỉ đơn giản là biểu hiện trên bề mặt da như ngứa, nổi mề đay, mắt ngứa đỏ dễ gây hiểu lầm là các dị ứng thông thường, mà mức độ nguy hiểm nhất của dị ứng thuốc có thể gây ra là tử vong. Dị ứng thuốc nặng xảy ra rất nhanh sau khi tiêm thuốc hoặc uống thuốc. Đây là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe doạ trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Theo Bác sĩ Dư Hoàng Tiên: “Cách tốt nhất để tránh dẫn đến dị ứng thuốc nặng là khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc cảm, nôn mửa, tiêu chảy… thì người bệnh phải ngưng thuốc đó ngay, đến cơ sở gần nhất để được khám và có hướng xử trí thích hợp. Các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng… đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh”.
“Trong trường hợp đã biết cơ thể bị dị ứng thuốc, khi khám bệnh hoặc mua thuốc người bệnh phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc đang dùng để được hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn. Khi đã dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa. Một số bệnh nhân dùng thuốc chống dị ứng nhưng đây chỉ là cách xử lý tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng”, Bác sĩ Dư Hoàng Tiên khuyến cáo.
Để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, người bệnh chỉ nên dùng thuốc điều trị theo đúng toa chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác, vì mỗi người có bệnh lý và cơ địa không giống nhau. Việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị và được theo dõi, chăm sóc là điều cần thiết nhằm giảm các phản ứng có hại của thuốc./.
An Kỳ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Một gia đình văn hóa tiêu biểu
- ·Việt Nam mất hàng chục triệu USD mỗi ngày cho đánh bạc
- ·200 học viên dự lớp tập huấn hướng dẫn bơi cứu đuối
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Hơn 7 km bờ Tây sông Trẹm chưa có lộ
- ·An toàn vệ sinh thực phẩm mùa Trung thu
- ·Trái khoáy vụ đóng cửa trường do tranh chấp đất
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Bệnh dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Ngạt khí khi hát karaoke, 6 người chết, 6 người nguy kịch
- ·Từng bước xây dựng chính quyền điện tử
- ·Ở nhà một mình, bé 5 tuổi rơi từ lầu 15 tử vong
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Đa sắc thái thời trang trẻ em
- ·Trẻ em nông thôn “khát” sân chơi
- ·Thầy bói bán thuốc dạo!
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho người cao tuổi