会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số cup c1】Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ “khát” nhà đầu tư!

【tỉ số cup c1】Nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ “khát” nhà đầu tư

时间:2025-01-15 07:17:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:221次

Nhiều khu,kháttỉ số cup c1 cụm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ “khát” nhà đầu tư

Theo Lao động

Nhiều khu công nghiệp được đầu tư bài bản trên quy mô lớn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ sau nhiều năm triển khai, bị bỏ hoang, đìu hiu mà chưa có phương án “hồi sinh”.

Khu công nghiệp hoành tráng bỏ hoang

Dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 (KCN Hoàng Mai 1) thuộc địa bàn các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) được khởi công năm 2008 với tổng mức đầu tư 812 tỷ đồng, tổng diện tích quy hoạch là 289,67ha do Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Mai làm chủ đầu tư.

Dự án được xây dựng trên định hướng quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một trong những khu công nghiệp được ghi vào danh mục các KCN ưu tiên phát triển của tỉnh. Đến năm 2016 dự án cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng.

Tuy nhiên, đến nay, dự án lâm vào cảnh đìu hiu, hoang vắng, không thu hút được các nhà đầu tư, nhiều bãi đất trống cỏ dại mọc um tùm, hạ tầng dần xuống cấp.

Tại Thị xã Hoàng Mai còn có KCN Đông Hồi tại 2 xã Quỳnh Lập và Quỳnh Lộc (thị xã Hoàng Mai) với diện tích 1.436ha tổng vốn đầu tư dự kiến 5.388 tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay KCN này cũng chỉ mới có lèo tèo vài dự án vào đầu tư. Còn lại vẫn trống hàng nghìn hecta đất.

Tại Hà Tĩnh, KCN Đại Kim ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo được thành lập từ năm 2007 trên diện tích 33ha. Để ra đời KCN này, chính quyền phải thu hồi từ đất trồng lúa của hơn 300 hộ dân xã Sơn Kim 1. Hơn 10 năm qua, nơi đây chỉ thu hút được ít ỏi dự án đầu tư dang dở, hoạt động èo uột.

Dự án Nhà máy may Five Star Hà Tĩnh đầu tư dang dở, bỏ hoang nhiều năm nay ở Khu CN Đại Kim.

Theo báo cáo của Văn phòng đại diện Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đến nay, KCN Đại Kim mới có khoảng 13ha trong tổng số 33ha đất được 4 doanh nghiệp đầu tư xây dựng và đăng ký thuê đất gồm: Dự án Nhà máy may Five Star Hà Tĩnh; nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô của Công ty CP Việt Lào; nhà máy sản xuất kính của Công ty CP kính Sơn Kim và nhà máy sản xuất xe đạp điện của Công ty CP xe đạp điện Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, hiện chỉ có nhà máy sản xuất xe đạp điện là đang hoạt động cầm chừng, các doanh nghiệp còn lại đầu tư dang dở rồi bỏ đất hoang.

Tại Thừa Thiên - Huế, KCN Quảng Vinh được thành lập và quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với diện tích 130ha, nằm ở xã Quảng Vinh và một phần xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đến nay hầu như chưa có nhà máy hay các công trình hạ tầng thiết yếu nào được xây dựng. Tình cảnh đất đai mênh mông hoang phế nhiều năm khiến dư luận bức xúc.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thu hút đầu tư

Tình trạng nhiều khu, cụm công nghiệp bỏ hoang hoặc thiếu vắng nhà đầu tư gây lãng phí về đất đai, hạ tầng, trong khi ngân sách không có nguồn thu, người lao động không có việc làm. Thực trạng nói trên đã được các địa phương quan tâm tìm hiểu và nỗ lực tìm các giải pháp khắc phục. Theo ông Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - bên cạnh các nguyên nhân khác, thì khó khăn trong thu hút đầu tư của Nghệ An là hệ thống hạ tầng, dịch vụ logictics còn kém phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) - cho rằng, hiện KCN Quảng Vinh chưa có nhà đầu tư nào là do cơ sở hạ tầng thiếu, hệ thống giao thông nội bộ và giao thông vành đai chưa được đầu tư hoàn chỉnh; hệ thống nước sạch, xử lý nước thải, cây xanh trong khu vực chưa được đầu tư.

Còn theo ông Hoàng Thanh Tùng - Phó ban Quản lý Khu Kinh tế (KKT) tỉnh Hà Tĩnh - nguyên nhân KCN Đại Kim khó khăn nhất trong thu hút đầu tư là do cơ chế, chính sách thay đổi. Các ưu đãi đầu tư, về thuế và các ưu đãi khác hết hiệu lực kể từ khi KKT cửa khẩu Cầu Treo không còn là khu phi thuế quan theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107 năm 2016. 

Cũng theo ông Tùng, 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhà đầu tư chưa triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, tại một số KCN nói riêng, trong đó có KCN Phú Vinh (ở thị xã Kỳ Anh) và KCN Gia Lách (huyện Nghi Xuân).

KCN Phú Vinh (ở thị xã Kỳ Anh)

Xác định mục tiêu thu hút đầu tư là hướng phát triển chiến lược, nhiều năm qua các địa phương khu vực Bắc Trung bộ đã quan tâm tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn than phiền gặp nhiều khó khăn, phiền hà trong giải quyết các thủ tục về đất đai, đầu tư; thời gian giải quyết thủ tục kéo dài, nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, đội ngũ công chức nhà nước chưa chuyên nghiệp, chi phí không chính thức cao.

Nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” về cơ chế, tình trạng các khu, cụm công nghiệp và các dự án trọng điểm “khát” nhà đầu tư sẽ không thuyên giảm. Đây là lực cản rất lớn, đòi hỏi quyết tâm cao của các lãnh đạo địa phương, cần các giải pháp đột phá từ khâu cán bộ, thực sự đồng hành cùng nhà đầu tư vì sự phát triển chung.

Thu hồi các dự án “ôm” đất

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều khu, cụm công nghiệp bỏ trống là do nhà đầu tư lập dự án, đăng ký nhưng để kéo dài không triển khai. Từ năm 2012 - 2018, qua kiểm tra 500 lượt dự án với 8 đoàn thanh tra liên ngành được thành lập, cơ quan chức năng đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định thu hồi 151 dự án chậm tiến độ với diện tích sử dụng 36.000ha đất các loại. Các địa phương như: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế cũng đã thu hồi hàng trăm dự án chậm tiến độ.

Link bài gốc