【thứ hạng của paok】Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2024
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng thể chế, thời gian qua, tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ đã tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, triển khai đồng bộ, hiệu quả đột phá chiến lược về thể chế, với nhiều đổi mới, kết quả nổi bật, có tính lan tỏa cao.
Trong năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật; trình Quốc hội thông qua 16 luật, trong đó có Luật hết sức quan trọng như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bất động sản, Luật Nhà ở….; Chính phủ ban hành 29 Nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật...
Năm 2024 và thời gian tới Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày càng nặng nề do công việc thường xuyên ngày càng nhiều hơn, những tồn đọng kéo dài cần xử lý, tình hình đột xuất, bất ngờ khó lường… đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp tình hình và chất lượng xây dựng pháp luật ngày càng phải cao hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Trong năm 2024, Chính phủ tiếp tục triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025, điều chỉnh chương trình năm 2024; tổ chức thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội thông qua năm 2023, có hiệu lực vào 2024, sao cho không còn để nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành; rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định pháp luật mới nhằm thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khơi thông, thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Không được đưa người đi săn thú dữ, cá sấu, cá mập ở nước ngoài
- ·Ðề nghị điều chỉnh hoặc mở nút giao
- ·Chuẩn bị xem xét báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Cần chính sách để không còn phải ca cẩm thanh niên cứ bỏ ruộng, bỏ quê
- ·Sức hút từ cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Văn kiện Đại hội thể hiện rõ khát vọng phát triển đất nước
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Vĩnh Long: Sở Tài nguyên và Môi trường đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2020
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Lãi suất tiết kiệm tăng lên mức 5,6%/năm
- ·Xác định ổ dịch Covid
- ·Năm 2021, xuất khẩu điều phấn đấu đạt 3,6 tỷ USD
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Sức sống nông thôn mới ở xã Hưng Hoà
- ·[Tết đoàn viên] Đưa người Việt về nước giữa đại dịch
- ·Tuyên dương các điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 2.400 tỷ đồng bù hụt thu năm 2020