【tỷ số pauli】Báo cáo Quốc hội nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Chính phủ được đề nghị phân tích thực trạng nợ xấu của các TCTD tại thời điểm 31/12/2021 (Ảnh Minh hoạ của Duy Linh). |
Tổng thư ký Quốc hội vừa thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và dự thảo Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết này.
Phân tích thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Thông báo nêu rõ,áocáoQuốchộinợxấutronglĩnhvựcbấtđộngsảnchứngkhoántráiphiếudoanhnghiệtỷ số pauli Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá việc ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42) là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàngNhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng (TCTD) trong gần 5 năm qua đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, qua đó đã góp phần kiểm soát nợ xấu dưới mức 2%, bảo đảm an toàn của hệ thống các TCTD.
Để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, một là đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 42 so với các mục tiêu, yêu cầu khi trình Quốc hội thông qua Nghị quyết.
Hai, phân tích, làm rõ về thực trạng nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu, đánh giá kỹ hơn hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu, trong đó bổ sung số liệu nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 (số tuyệt đối và tỷ trọng, phân theo đối tượng TCTD và các lĩnh vực cụ thể).
Gồm, tổng nợ xấu tại thời điểm Nghị quyết có hiệu lực và đã được xử lý; tổng nợ xấu phát sinh sau thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực thuộc phạm vi của Nghị quyết và đã được xử lý; tổng nợ xấu còn lại chưa được xử lý đến ngày 31/12/2021.
Chính phủ còn được đề nghị phân tích thực trạng nợ xấu của các TCTD tại thời điểm 31/12/2021 và kết quả xử lý nợ xấu nói chung, trong đó có các biện pháp xử lý như trích lập dự phòng rủi ro, mua bán nợ của các TCTD; kết quả xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…
Đề nghị tiếp theo với cơ quan trình là phân tích ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42; ảnh hưởng của việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với công tác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bổ sung thêm đánh giá tác động của việc thực hiện Nghị quyết số 42 đối với sự phát triển của hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tếnói chung cũng là yêu cầu được nêu tại thông báo.
Yêu cầu từ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn là đánh giá kỹ hơn về các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42; đặc biệt nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp khắc phục khi kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42, lưu ý các mục tiêu, giải pháp, hoàn thiện các hướng dẫn thực hiện Nghị quyết để bảo đảm đầy đủ, thống nhất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về xử lý tranh chấp tài sản trong các vụ án; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị cả Trung ương và địa phương; gắn trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết.
Rõ thời gian hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung vào báo cáo tổng kết thời gian xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm để thay thế Nghị quyết số 42; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan nghiên cứu, đề xuất nội dung luật hóa cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các tổ chức tín dụng và các luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023.
Thông báo cũng nêu rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42; thống nhất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thông qua Nghị quyết theo quy trình 1 kỳ họp tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Tổng thư ký Quốc hội cho biết.
(责任编辑:La liga)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Khối thi đua số 8 ký kết giao ước thi đua năm 2024
- ·Tập trung triển khai chuyên đề học tập, làm theo Bác
- ·Lực lượng Công an TX.Bến Cát: Nỗ lực vì sự phát triển của địa phương
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Chung tay chia sẻ khó khăn
- ·Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- ·Chăm lo tốt gia đình chính sách, người có công trong dịch bệnh
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Phường An Thạnh: Vận động hơn 175 tấn lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Tài xế sử dụng giấy tờ giả để “thông chốt”
- ·Đại hội thi đua quyết thắng Bệnh viện Quân dân y 16
- ·Lộc Ninh: Đại hội thi đua quyết thắng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·200 thương hiệu quốc tế dự Triển lãm Gốm sứ Đông Nam Á – ASEAN 2023
- ·Phú Yên cho phép doanh nghiệp khai thác cát nhiễm mặn trong dự án kè chống sạt lở
- ·"Đinh Rú
- ·Khen thưởng Đội bảo vệ Khu công nghiệp Mỹ Phước