会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả vô địch quốc gia úc】Nhớ lại một thời làm phát thanh!

【kết quả vô địch quốc gia úc】Nhớ lại một thời làm phát thanh

时间:2025-01-27 06:23:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:145次

Báo Cà MauThuở ấy, tôi còn rất trẻ, được bổ sung về Ðài Tiếng nói Nam Bộ để làm công tác xướng ngôn viên. Lúc này đài đóng quân tại Cây Gừa, sâu trong rừng, rất ít nhà dân. Từ Phòng A (Văn phòng Sở) đến Phòng F (Ðài Phát thanh) độ chừng 3 cây số, nhưng tôi cảm thấy xa vì đường khó đi. Lau, sậy, cỏ gai mọc um tùm che khuất hết lối đi, đôi lúc lại đâm vào chân đau điếng.

Thuở ấy, tôi còn rất trẻ, được bổ sung về Ðài Tiếng nói Nam Bộ để làm công tác xướng ngôn viên. Lúc này đài đóng quân tại Cây Gừa, sâu trong rừng, rất ít nhà dân. Từ Phòng A (Văn phòng Sở) đến Phòng F (Ðài Phát thanh) độ chừng 3 cây số, nhưng tôi cảm thấy xa vì đường khó đi. Lau, sậy, cỏ gai mọc um tùm che khuất hết lối đi, đôi lúc lại đâm vào chân đau điếng.

Người liên lạc của Phòng F - anh Quốc Mai đưa tôi đi. Anh Mai vui tính, miệng nói huyên thuyên, tay cầm gậy vừa đi vừa đập đập trên cỏ đề phòng rắn cắn. Biết cánh nữ chúng tôi hay sợ rắn, chừng như anh cố nói đủ thứ chuyện để tôi quên đi nỗi sợ.

Phát thanh viên Đài Tiếng nói Nam Bộ trong những năm kháng chiến.        Ảnh tư liệu

Chúng tôi đến nơi trời cũng vừa nhá nhem. Các anh chị đang hối hả chuẩn bị bước vào buổi phát thanh tối. Phòng máy đã lên đèn. Hai anh Hoàng Mãnh và Bé Năm (Nhạc sĩ Quang Hải, nguyên Giám đốc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh) vác đờn tiến về hướng studio. Phòng phát thanh sáng trưng. Không khí thật rộn ràng. Anh Chánh ôm cặp bài vở phát thanh đi qua, trông thấy tôi, bèn quay lại nói vui: “Phi Nga và Ngôn có thêm đồng nghiệp mới, tha hồ vui nhé”.

Tuy buổi đầu còn bỡ ngỡ, nhưng nhờ được các anh chị đi trước tận tình chỉ bảo nên chỉ trong thời gian ngắn, tôi đã hoà nhập vào nhịp sống khẩn trương của đài.

Hồi đó chưa có tổ phát thanh viên riêng, chúng tôi được ghép chung với bộ phận biên tập tiếng Việt do anh Chánh phụ trách. Ðầu tiên anh “đả thông” tôi về trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác xướng ngôn, là khâu cuối cùng của công tác phát thanh. Anh nói: “Mình là đài cách mạng nên phải thể hiện cho được khí thế cách mạng, tiếng nói phải trong sáng, khoẻ khoắn”.

Tôi nhập tâm những điều anh Chánh nói, lòng dặn lòng phải hết sức cố gắng để không phụ lòng tin của mọi người.

Một điều thú vị nữa là tôi hình dung rồi đây tiếng nói của mình sẽ bay lên không trung, toả đi khắp các vùng nông thôn kháng chiến và len lỏi vào từng căn nhà, ngõ phố của vùng thành thị bị địch tạm chiếm và biết đâu người thân mình ở thành phố cũng sẽ được nghe giọng nói của mình qua làn sóng phát thanh, và cũng rạo rực, náo nức như tâm trạng giờ đây của chính mình.

Nhớ lại, lúc chưa thoát ly gia đình, đêm đêm 3 chị em chúng tôi lẻn vào phòng của ngoại tranh nhau áp tai vào chiếc radio nghe đến mê mẩn những bài hát “Về đi anh”, “Trăng bưng biền” do Ðài Tiếng nói Nam Bộ phát đi, lòng càng hăm hở rộn ràng.

Ðể giúp cho tôi quen dần với micro, trước tiên các anh phân công tôi đọc các buổi phát thanh đọc chậm vào buổi trưa. Còn buổi tối chỉ đọc một vài tin ngắn. Sau quen dần mới được giao đọc bình luận, phóng sự và các thể loại khác.

May mắn cho tôi, lúc bấy giờ khắp chiến trường Nam, Trung, Bắc, bộ đội ta đồng loạt tiến công quân thù trên quy mô lớn nên tin vui thắng trận từ mọi miền dồn dập bay về, nhất là tin tức từ chiến trường Ðiện Biên Phủ làm nức lòng mọi người. Các anh chị trong bộ phận biên tập túi bụi với công việc. Người này khai thác tin địch bằng cách nghe Ðài Sài Gòn, nơi kia ghi chép tin tức qua Ðài Tiếng nói Việt Nam, rồi bản tin morse của các tỉnh nữa. Tin tức phong phú, bài vở được soạn thảo nhanh chóng, tạo nên không khí sôi nổi, khẩn trương. Có khi đón nhận tin mới nhất phát đi từ Ðài Tiếng nói Việt Nam, các anh quên cả cơm tối. Nhiều khi đưa tin về không kịp đánh máy, cứ như thế chuyển thẳng vào phòng phát thanh để loan tin sốt dẻo. Nhớ có lần anh Phước dúi vào tay tôi mẩu tin ngắn do bộ phận thu phát tin (Phòng K) đưa sang. Thoạt nhìn vào, ôi như đám rừng (do các ký hiệu chữ thay cho dấu trong cách đánh morse). Hơn nữa, vì phải thu nhanh nên các anh chị hiệu thính viên viết ngoáy chữ càng khó đọc.

Cầm mẩu tin trong tay, liếc nhìn qua phía anh Chánh, biết sắp tới phiên mình, tôi bèn để một giây trấn tĩnh… rồi bước sang đứng ngay tầm micro cất tiếng đọc, thật đường hoàng, dõng dạc. Nội dung tin nói về trận mở màn của chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Ngay ngày đầu tiên bộ đội ta đã giành thắng lợi dòn dã: tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, trong đó có 2 cứ điểm Ðộc Lập và Bản Kéo, phá huỷ máy bay, tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch.

Tiếp theo nhạc hùng mạnh trỗi lên. Phi Nga kéo tôi ngồi sụp xuống chân micro rỉ tai: “Khá lắm, khí thế lắm”. Hai chúng tôi nhìn nhau cười. Cũng may nhờ dạo ở Phòng A, tôi được giao làm công tác cơ yếu nên đọc loại chữ “morse” này không khó lắm.

Cái nghề của chúng tôi là vậy đó. Nếu không gặp những cú đột xuất kiểu như trên mà cánh xướng ngôn viên nói đùa là “đánh đu trên sóng” thì cũng gặp những sự cố khác, đại loại như: đang đọc ngon trớn thì một con thiêu thân từ đâu nhảy vọt vào họng, vậy là cố nuốt vào để đọc tiếp. Hoặc có khi ca sĩ đang cất giọng hát hùng hồn bỗng bất chợt một chú gà chui tọt vào mùng phát thanh la “oác oác” như sắp bị cắt tiết. Những lúc như vậy anh em chúng tôi phải tìm cách “xử lý” ngay. Ðồng bào nghe đài không khỏi bật cười vì những âm thanh lạc điệu ấy nhưng chắc cũng thông cảm với hoàn cảnh của Tiếng nói Nam Bộ.

Vào những năm tháng đóng ở Cây Gừa, tuy đời sống có phần vất vả, rắn rít, muỗi mòng và những cơn sốt rét hành hạ nhưng tôi thấy anh chị em ai ai cũng lạc quan yêu đời.

Hưởng ứng chủ trương tự túc, tự cấp, tăng nguồn lương thực để kháng chiến trường kỳ, anh em hăng hái tham gia làm ruộng. Việc gặt đập thì các anh đảm đương, còn chị em chúng tôi chỉ cấy lúa, hái rau, câu cá. Mỗi lần cậu Út nhà ta câu được nhiều cá, từ bìa rừng đã nghe hát rân trời: “Anh em ơi, chúng ta góp muôn bàn tay, gắng sức làm, sướng vui rồi đây có ngày” (một đoạn trong bài “Tự túc”).

Nhớ có lần sau giờ phát sóng, Phi Nga và tôi được phân công đi ra trại đáy gần sông Gành Hào giúp dân lựa tôm, cá, để rồi sau đó được đồng bào thưởng công bằng nhiều thúng cá kèo, cá bống… đem về cải thiện đời sống. Hai chúng tôi luồn lách theo con rạch nhỏ chằng chịt toàn nhành cây giống như những cánh tay dài vươn ra cản đường. Phi Nga chống xuồng, tôi cầm chiếc khăn rằn quơ lia lịa để đuổi muỗi cho bạn và cho mình. Chống chèo mãi rồi cùng đến nơi. Chúng tôi bắt tay vào việc lựa tôm cá tới 12 giờ khuya. Nhờ vậy, má Ba, chủ trại đáy, thưởng cho tôi nồi cháo cá thật ngon. Ăn xong, má giục chúng tôi vào mùng ngủ với con gái má. Má nói: “Tụi bây còn ở tuổi ăn tuổi ngủ, cứ để đó cho má và mấy anh bây làm”.

Sáng ra, đã thấy má Ba để sẵn dưới xuồng hơn nửa xuồng cá kèo. Chúng tôi mừng quá cảm ơn má rối rít. Hai chị em nghĩ thầm: “Cá này mà chị Sáu đem kho hầm, cho thêm chanh ớt, chấm dưa leo ăn ngon phải biết!”.

Cánh con gái chúng tôi đi “lao động tự túc” là vậy đó, khoẻ re hà, không phải làm gì nhiều mà cũng có cá đem về cải thiện.

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ðài Tiếng nói Nam Bộ được lệnh ngưng phát sóng để chuẩn bị tập kết ra Bắc. Một số anh chị em được phân công ở lại miền Nam, số còn lại ráo riết thu xếp tài liệu, máy móc để lên đường. Anh em từ giã dặn dò nhau lòng buồn không kể xiết. Tôi thầm dặn mình ra Bắc sẽ cố gắng làm việc và học tập thật tốt để sau này về Nam góp phần xây dựng quê hương.

Ðoàn chúng tôi xuống tàu "há mồm" của Pháp từ bến Chắc Băng, để từ đó ra Cần Thơ rồi chuyển lên tàu Liên Xô đậu ở cửa sông Hậu. Dọc theo các con sông Cái Lớn, Cầu Ðúc rồi Vàm Xáng, Cái Răng, đồng bào 2 bên bờ giơ cao 2 ngón tay hẹn 2 năm tái ngộ. Nhưng có ai ngờ phải hơn 10 lần của 2 năm, nỗi đau chia cắt mới được hàn gắn, Bắc - Nam mới được sum họp một nhà.

Ở Hà Nội, ngoài số anh em đài, chúng tôi còn có một số anh chị ở Ðài Sài Gòn - Chợ Lớn tự do, Ðài Tiếng nói miền Nam (Quảng Ngãi) cũng quy tụ về Ðài Tiếng nói Việt Nam. Gia đình phát thanh ngày càng đông đúc. Ai nấy đều lao vào công việc một cách say sưa với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt”, với lòng da diết nhớ nhung “ngày Bắc, đêm Nam”, với quyết tâm cháy lòng làm chiếc cầu nối giữa 2 miền Nam, Bắc.

Vẫn bản nhạc “Tiến binh” hùng hồn ấy, vẫn giọng nói quen thuộc hồi 9 năm, khiến có lúc người nghe cảm thấy dư âm của Tiếng nói Nam Bộ như còn vang vọng đâu đây.

Buổi phát thanh vào Nam của Ðài Tiếng nói Việt Nam được phát đi đều đặn hằng ngày vào những giờ thuận lợi cho đồng bào miền Nam, 12 giờ trưa và 7 giờ tối.

Nhiều lúc ngồi chờ đến lượt mình vào studio, nhìn sự bề thế của phòng phát thanh ở 59, Quán Sứ (Hà Nội), tôi chợt nhớ đến mái chòi phát thanh vách đất đơn sơ của Ðài Tiếng nói Nam Bộ thuở nào, nhớ những đêm anh em vui múa hát quanh đống lửa trại, nhớ đến đồng bào, các ba, các má từng đùm bọc chở che đài thời kháng chiến. Rồi những khuôn mặt quen thân hiện ra: anh Trương Cao Phước, anh Hồng Ðức, chị Ngô Thị Tuyết, Huỳnh Kim Thạch… Các đồng nghiệp của tôi, đồng bào, đồng chí của tôi ai còn, ai mất sau những cuộc khủng bố trả thù của Ngô Ðình Diệm đối với người kháng chiến cũ?

Nỗi thương nhớ và niềm tự hào đan xen vào nhau như kêu gọi, như thúc giục, khiến tôi cảm thấy như mình đang bước đi trong hàng ngũ đấu tranh cùng với đồng bào miền Nam.

Có lẽ những kỷ niệm sôi nổi hào hùng thời kháng chiến, những hình ảnh đấu tranh hiện tại của miền Nam là nhân tố tạo niềm tin và sức mạnh cho tôi, giúp cho giọng nói của tôi tăng thêm sức truyền cảm.

Nhớ lần đọc bài thơ Tố Hữu viết về cái chết thương tâm của chị Nguyễn Thị Diệu, tôi khóc rất nhiều. Bọn đồ tể ác ôn đã bắt chị tra tấn dã man giữa lúc chị đang mang thai 4 tháng, rồi lấy dây siết cổ cho đến chết, quăng xác chị ở vườn cao su Thủ Ðức, bỏ lại 3 trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Tôi biết rõ chị Diệu, chị là vợ đồng chí Hoa Lư ở Ban Tuyên huấn, Trung ương Cục miền Nam. Người phụ nữ trí thức, hiền hậu, dễ mến ấy giờ đây không còn nữa! Cùng đọc chương trình phát thanh hôm đó có anh Lương Hưng.

Vào giờ phát sóng, tôi lấy lại bình tĩnh cố gắng đọc thật tốt những gì được phân công. Với những xót xa, căm hận tột cùng, tôi đọc bài thơ bằng cả quyết tâm của mình nhưng đến những dòng cuối, mắt tôi nhoà lệ, cổ như bị tắc nghẹn, không sao đọc nổi lời bình bên dưới. Anh Lương Hưng đã thay tôi đọc tiếp phần này.

Buổi phát thanh kết thúc, khi bước ra khỏi studio, anh Lương Hưng nói: “Khi nãy Ánh đọc bài thơ rất tốt, diễn cảm đúng mức. Cái nghề của mình đòi hỏi phải đọc làm sao cho người nghe bật ra tiếng khóc chớ không phải mình khóc trước người nghe!”.

Giờ đây anh Lương Hưng không còn nữa, nhưng kinh nghiệm thực tế của người đồng nghiệp đàn anh là những điều vô cùng bổ ích giúp tôi nâng cao nghiệp vụ sau này. Và, buổi phát thanh hôm đó mãi mãi khắc ghi vào tâm khảm tôi.

Lúc bấy giờ, số lượng biên tập viên, xướng ngôn viên còn ít nên anh em phải gồng gánh cho nhau lúc ốm đau, hoặc kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác.

Ngoài công việc xướng ngôn viên, tôi còn được phân công tham gia tiết mục “Trả lời thư thính giả”. Nhờ được đọc nhiều thư từ các nơi gởi về tôi mới thấy hết được tác dụng lớn lao của đài phát thanh - một binh chủng đặc biệt trong đạo quân báo chí cách mạng - từng ngày, từng giờ nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn.

Về sau, vì điều kiện sức khoẻ, tôi thôi làm xướng ngôn viên, được chuyển sang bộ phận biên tập miền Nam. Nhờ được bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí và được rèn luyện trong công tác nên tôi đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

… Suốt 25 năm đồng hành với ngành phát thanh, từ Ðài Tiếng nói Nam Bộ, cái nôi nuôi dưỡng tôi khi mới chập chững vào nghề cho đến lúc trưởng thành ở Ðài Tiếng nói Việt Nam, có biết bao kỷ niệm đã khắc ghi vào tâm khảm tôi. Ðó là ấn tượng tốt đẹp về những người đồng nghiệp đã cùng tôi chia ngọt, sẻ bùi. Ðó là quá trình rèn luyện bản thân để có được bản lĩnh của người làm báo. Ðó là lòng yêu nghề được hun đúc từ thuở kháng chiến xa xưa. Ðó là tất cả những gì mà tôi và nhiều đồng nghiệp có được trong suốt thời gian dài…

Tôi thầm nghĩ, nếu có phép màu nào đó lịch sử lặp lại, tôi chỉ xin lại được sống đúng vào những năm tháng sôi nổi, hào hùng ấy, xin được đứng vào vị trí cũ, làm người xướng ngôn viên, người lính xung kích trên trận tuyến không biên giới./.

Ngô Phụng Ánh (nguyên phát thanh viên Ðài Tiếng nói Nam Bộ)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
  • Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập
  • Không để xảy ra tình trạng tăng giá vé máy bay trái quy định
  • Cha mẹ cần lưu ý những tiêu chuẩn an toàn khi lựa chọn ghế ngồi ô tô dành cho trẻ em
  • Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
  • Vì sao chung cư nội đô vẫn chưa thể giảm nhiệt?
  • Hệ tiện ích 'điểm 10' tại tâm điểm live
  • Tiến hành thanh tra đối với 6 doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2024
推荐内容
  • Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
  • Vinhomes tiếp tục khuynh đảo thị trường với siêu phẩm mới
  • Sở Công Thương các địa phương phải báo cáo thực hiện quy định hóa đơn xăng dầu
  • Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh hướng đến phát triển bền vững
  • TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
  • Thúc đẩy phát triển thương hiệu công nghiệp bán dẫn của Việt Nam