【hình nền tottenham】Son sắt thiếu sinh quân
“Đoàn Thiếu sinh quân/Vượt đường chông gai và theo chí lớn/Khắp trời Việt, muôn dân đang cùng nhau reo hò”, sau 67 năm, giữa Quân khu 9 anh hùng, đồng chí Vũ Mão, nguyên UVBCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Liên lạc truyền thống Trường Thiếu sinh quân Việt Nam đã cất lời ca “Thiếu Sinh quân” của Nhạc sĩ Phạm Duy với hơn 500 thầy cô giáo, các thế hệ thiếu sinh quân của Khu Tây Nam Bộ. Hoà lẫn vào nhịp điệu hào hùng của bài hát là những giọt nước mắt của ngày gặp lại.
“Đoàn Thiếu sinh quân/Vượt đường chông gai và theo chí lớn/Khắp trời Việt, muôn dân đang cùng nhau reo hò”, sau 67 năm, giữa Quân khu 9 anh hùng, đồng chí Vũ Mão, nguyên UVBCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Liên lạc truyền thống Trường Thiếu sinh quân Việt Nam đã cất lời ca “Thiếu Sinh quân” của Nhạc sĩ Phạm Duy với hơn 500 thầy cô giáo, các thế hệ thiếu sinh quân của Khu Tây Nam Bộ. Hoà lẫn vào nhịp điệu hào hùng của bài hát là những giọt nước mắt của ngày gặp lại.
67 năm, một chặng đường vắt qua bao biến cố của miền Nam thành đồng Tổ quốc, Trường Thiếu sinh quân như mạch nước ngọt ngào, nuôi lớn nhiều thế hệ con người đủ đầy về tri thức, nồng cháy tình yêu với quê hương và tấm lòng sắt son với sự nghiệp cách mạng. Như lời Trung tướng Nguyễn Phương Nam, UVBCH Trung ương Ðảng, Tư lệnh Quân khu 9, cựu học sinh của nhà trường, khẳng định: “Truyền thống của nhà trường đã truyền thêm khí phách về tinh thần học tập, lòng trung thành với Ðảng, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trường Thiếu sinh quân luôn hoàn thành nhiệm vụ là chiếc nôi đào tạo, xây dựng lực lượng quân đội, xây dựng Ðảng”.
Truyền thống anh hùng
Trường Thiếu sinh quân lập ra ở Khu 9 tại dòng Chắc Băng, nay thuộc Vĩnh Thuận, Kiên Giang ngày 23/10/1948. Ngôi trường lập ra nhằm đào tạo và nuôi dưỡng con em của cán bộ cách mạng, thương binh, liệt sĩ. Về sau này, nhiều địa phương nhân rộng mô hình trường thiếu sinh quân và được đặt với các tên gọi khác nhau, về sau hợp nhất tại Trường Chính trị - Quân sự của Quân khu 9.
Các thế hệ Trường Thiếu sinh quân họp mặt truyền thống. Ảnh: PHẠM NGUYÊN |
Ông Nguyễn Minh Chiến, học sinh thế hệ thứ nhất của nhà trường, cho biết: “Ngày họp mặt hôm nay, lớp học của tôi chỉ còn lại vài người. Lúc mới vào trường, tất cả đều là những đứa trẻ con, mới đó đã 67 năm rồi…”. Trong trí nhớ của ông Chiến, ngày trường thành lập, tất cả đều thiếu thốn, chỉ có tinh thần là lên cao. Thời điểm ấy cuộc kháng chiến chống Pháp sắp vào giai đoạn cao trào, mỗi thầy cô giáo, học sinh đều nguyện lòng sẽ phấn đấu để góp sức đánh thắng giặc thù.
Chống gậy bước những bước chậm lên hội trường, ông Chiến như nghẹn giọng khi thấy cô giáo của mình: “Cô Châu! Cô Châu”. Trên chiếc xe lăn, ở tuổi 95, cô giáo Huỳnh Châu vẫn cố gắng để về chung vui với đám học trò của mình. Cô Châu tên thật là Nguyễn Lục Hà, vợ của thi sĩ nổi tiếng Nguyễn Bính, một trong những giáo viên đầu tiên giảng dạy ở Trường Thiếu sinh quân. Ông Chiến lại gần, nắm bàn tay của cô: “Ðây là cô giáo của chú, dạy chú những chữ đầu tiên”. Ði theo cô Huỳnh Châu còn có con gái, Nhà báo Hồng Cầu cũng hơn 60 tuổi. Cô Cầu tâm sự: “Má sức khoẻ yếu, nhưng cứ đòi đi, lỡ lần sau không còn đi được…”.
Từ Cà Mau, 67 cựu học sinh thiếu sinh quân cũng đã tề tựu để trở về mái nhà Quân khu. Trường Thiếu sinh quân Cà Mau - Ðoàn 962 được thành lập có sự đóng góp vô cùng lớn của Anh hùng Bông Văn Dĩa, Ðại tá Khưu Ngọc Bảy. Suốt buổi họp mặt, Ðại tá Khưu Ngọc Bảy cứ đi loanh quanh, ngồi ở mỗi bàn một chút: “Anh em ở Cà Mau về lần này đông đủ nên vui lắm, hồi xưa trường đặt ở vùng Tân Tiến, Ðầm Dơi. Hiện nay, tại Tân Tiến đã xây dựng xong nhà truyền thống của nhà trường. Anh em, đồng đội mỗi người một hoàn cảnh, nhưng cứ nhìn nhau mà nhắc, không có ngôi trường ấy, anh em mình chắc dốt hết”.
Truyền thống anh hùng của nhà trường chính là việc đào tạo, gầy dựng được nhiều thế hệ học sinh ưu tú, đảm nhận nhiều trọng trách mà Ðảng và Nhà nước giao phó, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ÐBSCL ngày nay. Trung tướng Nguyễn Phương Nam nhận định: “Các thế hệ học sinh ngày càng trưởng thành, giữ những vị trí công tác khác nhau, tiếp nối được truyền thống cách mạng tốt đẹp của nhà trường, lúc nào cũng trung thành với Ðảng, tận tuỵ phục vụ Nhân dân. Ðây là điều tốt đẹp mà mỗi học sinh của nhà trường cần khắc ghi, gìn giữ”.
Sống mãi
Khoá cuối cùng của Trường Thiếu sinh quân là năm 2008. Kể từ đó, mái trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh của Quân khu 9 sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ. Dẫu vậy, thầy Lê Văn Chấn, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định: “Có thế nào đi nữa, mái trường sẽ là một phần máu thịt của tôi. Tôi tin rằng những giáo viên, học sinh đã từng sống dưới cùng mái nhà này cũng sẽ không bao giờ quên những tháng năm sống, học tập, rèn luyện đầy ý nghĩa”.
Gần 500 thầy cô, học sinh tề tựu trong không khí của ngày họp mặt lớn. Ai cũng tranh thủ tìm bạn đồng học, thầy cô ngày xưa, kể những kỷ niệm thời học sinh mà nước mắt cứ rưng rưng.
Thiếu tá Lưu Vinh Huê, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, khi phát biểu ý kiến đã khóc: “Những tháng ngày, những lứa học sinh Thiếu sinh quân - Ðoàn 962 phải bám dân, đội đạn bom để rèn luyện, học tập. Các em phải chịu vất vả khi còn quá nhỏ khiến những người làm thầy như chúng tôi đứt từng khúc ruột”. Và rồi, những đứa trẻ ấy đã dần lớn lên trong tình thương vô bờ của thầy cô, trong sự cưu mang máu thịt của Nhân dân, vượt qua mọi trở ngại để làm người hữu ích. Bí thư Huyện uỷ Thốt Nốt, TP Cần Thơ, đại diện các thế hệ học sinh bày tỏ tình cảm của mình: “Thiếu sinh quân mãi mãi là cái nôi, mái nhà chung của các thế hệ học sinh. Dù ở đâu, làm gì, thiếu sinh quân cũng sẽ phấn đấu hết mình để phục vụ Nhân dân”.
Trong cuộc họp mặt, có những người đã vài chục năm mất liên lạc với nhau, có những người gặp nhau lại không biết vì khác thế hệ. Một lớp người học thời kháng Pháp, một ở thế hệ chống Mỹ, và còn lại là sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Vậy mà rất nhanh chóng, tất cả đều hoà chung một niềm vui bất tận ngày gặp lại. Gương mặt ai cũng rạng ngời niềm tự hào là một phần của mái trường anh hùng. Cô giáo Huỳnh Châu, lúc nhận kỷ niệm chương của nhà trường như trẻ lại, gương mặt ngời lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Ðồng chí Vũ Mão trao kỷ niệm chương cho cô và lời tri ân sâu sắc: “Cảm ơn cô, cảm ơn những người đã gầy dựng nên Trường Thiếu sinh quân, mái trường đã đi qua bom đạn để nuôi lớn những con người Việt Nam”.
Rồi phút chia tay cũng đến, mỗi người trở về với cuộc sống thường nhật. Thầy cô, bạn bè, mái trường và thời niên thiếu sẽ được “cất gọn” ở trong một góc ký ức. Theo tinh thần của Ban Liên lạc, cứ 2 năm, Quân khu sẽ tổ chức họp mặt một lần. Người lên xe trở về giơ 2 ngón tay như kiểu chào thời “tập kết” ra Bắc ngày xưa. Biết rằng, 2 năm sau, sẽ có người đến, người không, nhưng tất cả vẫn chờ ngày họp mặt ấy!./.
Ghi chép của Phạm Nguyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Donald Trump phản bác tin Nữ hoàng Anh nhận xét ông 'thô lỗ'
- ·Bí thư, chủ tịch Đà Nẵng không ứng cử đại biểu Quốc hội
- ·Xe máy chạy quá tốc độ trên 20km/h phạt bao nhiêu?
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Phó Thủ tướng khảo sát việc cấp đăng ký kinh doanh ở Hà Nội
- ·Xe khách va chạm xe ben, 40 trẻ mầm non hoảng loạn sợ hãi
- ·Sau bão số 3, nước sông Tô Lịch 'bất ngờ' trong xanh
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Bắt giữ xe tải chở 16.800 lon nước Red bull nhập lậu đi tiêu thụ
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Quảng Ninh: Cứu sống bé sơ sinh lộ nội tạng ra ngoài thành bụng
- ·Máy bay rơi sau khi cất cánh, toàn bộ hành khách thiệt mạng
- ·Tin mới nhất vụ xe khách đi lễ bị tai nạn 1 thanh niên tử vong
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Thủ tướng yêu cầu kiên quyết xử lý hành vi bơm tạp chất vào tôm
- ·Nhiều cán bộ, công chức Hà Nội sẽ làm việc cả thứ 7 từ ngày 10/3
- ·Mỗi xã một sản phẩm
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Khẩn trương làm rõ vụ bé gái 3 tuổi tử vong ở trường mầm non