【keo bong da5】Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Quốc hội “chốt” tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6 - 6,ếptụcưutiêntăngtrưởnggiữvữngổnđịnhkinhtếvĩmôkeo bong da55% |
“Chốt” GDP tăng 6 - 6,5%, CPI tăng bình quân 4 - 4,5%
Hôm qua (9/11), Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 đã được Quốc hội quyết định.
Theo đó, Quốc hội “chốt” tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%, tốc độ tăng Chỉ số Giá tiêu dùng(CPI) bình quân 4 - 4,5%.
Trong quá trình thảo luận từ tổ đến hội trường, đây cũng là hai chỉ tiêu được đại biểu rất quan tâm và đề nghị Chính phủ giải thích rõ hơn về cơ sở dự kiến mức tăng như trên.
Hồi âm đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lý giải, thời gian tới, cơ hội và thách thức luôn đan xen lẫn nhau, vẫn còn những dư địa để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Các động lực về đầu tư(bao gồm cả đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự ánđầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đưa vào khai thác…
Về chỉ tiêu CPI, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu các yếu tố thuận lợi tác động đến lạm phát năm 2024, như lạm phát quốc tế có dấu hiệu hạ nhiệt và dự báo chậm lại, qua đó hạn chế áp lực “lạm phát nhập khẩu” đối với chi phí sinh hoạt và sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào sự kiên định của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được củng cố sau nhiều năm hoàn thành tốt mục tiêu lạm phát cũng là yếu tố thuận lợi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cũng đã lường trước các thách thức, trong đó có áp lực lớn từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý (điện, giáo dục, y tế) sau gần 4 năm trì hoãn hoặc chưa thực hiện hết trong năm 2023 và sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong năm 2024.
Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2024 khoảng 4-4,5%, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là mức lạm phát hợp lý để duy trì trạng thái chính sách tiền tệ hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 (dự kiến khoảng 6 - 6,5%), đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. “Chỉ tiêu này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì ổn định lạm phát như các năm trước, mặc dù áp lực lạm phát gia tăng, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát”, Bộ trưởng lý giải.
Dự thảo Nghị quyết (gửi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội) cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt để hoàn thành kế hoạch năm sau, như tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Nhiều vị đại biểu cũng cho rằng, năm 2024 cần tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp cụ thể để sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết, không để tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Giải pháp thúc đẩy các động lực tăng trưởng để GDP năm 2024 không lỡ hẹn, tạo đà cho các năm tiếp theo, cũng là vấn đề được nhiều đại biểu “mổ xẻ” trong các phiên thảo luận, chất vấn từ đầu Kỳ họp đến nay.
Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhìn nhận, năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP (dự kiến) không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, như tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, mở rộng xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Đồng thời, tiết giảm chi phí tuân thủ, logistics, giải quyết các vướng mắc về đất đai, nhân lực, hạ tầng, bất động sản... cũng là các giải pháp được lãnh đạo Chính phủ đề cập.
Đồng tình với giải pháp của Chính phủ, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn khi thủ tục hành chính còn rườm rà và sức ì của một bộ phận cán bộ, công chức vẫn cản trở sự phát triển. Chính vậy, câu hỏi đại biểu dành cho Thủ tướng là, vấn đề quan trọng và trọng tâm nhất trong cải cách thể chế thời gian tới là gì.
Hồi âm, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu “phải hài hòa, hợp lý” khi thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng.
Theo Thủ tướng, tháo gỡ được thể chế thì tháo gỡ được nguồn lực, phát triển được hệ thống hạ tầng thì tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí logistics. Đột phá về nguồn nhân lực là quan trọng.
“Cả 3 vấn đề này chúng ta đều đang tiến hành và phải hài hòa, hợp lý, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn để lựa chọn cái nào là ưu tiên, cái nào ưu tiên hơn và cái nào vẫn triển khai theo tinh thần của Đảng”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ.
Liên quan nguồn nhân lực, hồi âm chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội về vấn đề rất thời sự là chính sách tiền lương, Thủ tướng nói, đây là vấn đề được cả đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
“Tiền lương là động lực cho cán bộ, công chức, người lao động để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, từ tăng thu - tiết kiệm chi, hiện tại, ngân sách có khoảng 560.000 tỷ đồng để chi cho cải cách tiền lương, bắt đầu từ ngày 1/7/2024 đến hết năm 2026, đưa tiền lương trong khu vực nhà nước tiệm cận với khu vực ngoài nhà nước.
Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đảm bảo giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, bao gồm khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII; rà soát, hoàn thiện thể chế cho phát triển công nghiệp điện tái tạo theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Nâng cao hiệu quả các khâu truyền tải, điều độ và phân phối, trong đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 500 kV từ miền Trung ra miền Bắc. Sớm hoàn thiện thị trường mua bán điện cạnh tranh, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện áp mái tự sản, tự tiêu. Triệt để tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Bảo đảm đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, công bằng gắn với cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
(责任编辑:World Cup)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Các xã, thị trấn nỗ lực thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- ·Tăng cường quản lý thuế thương mại điện tử
- ·Quận Thốt Nốt tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Chưa chốt phương án thu phí đường dẫn vào sân bay
- ·Thử nghiệm siêu tàu container trọng tải đến 199.000 DWT giảm tải vào Cảng quốc tế Cái Mép
- ·Hà Nội chưa phát hiện thêm trường hợp nào về từ Đà Nẵng dương tính với Covid
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Công trình cầu Bạch Đằng 2: Tập trung đẩy nhanh tiến độ
- ·Chuyên Gia AI
- ·Quảng Ninh lập quy hoạch khu phát triển kinh tế, du lịch văn hóa rộng hơn 60.000 ha
- ·Du hành ngược thời gian tại Bảo tàng vàng lớn nhất thế giới ở thủ đô Bogota, Colombia
- ·Bộ GTVT chỉ đạo nóng về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp chuyển đổi công năng, di dời
- ·Đồng Tháp đồng ý cho Everland khảo sát làm tổ hợp đô thị
- ·An ninh nguồn nước và bài toán xuyên biên giới
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Đất Xanh góp gần 300 tỷ đồng thành lập công ty triển khai dự án tại Hậu Giang
- F0 chiến thắng Covid
- Nông dân dụ đàn cừu xếp hình trái tim tưởng nhớ người thân
- Con rể đi không hỏi, về không chào, cả ngày chẳng nói nửa lời
- Khuyến mại tới 100% giá trị hàng hóa trong “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022”
- Trung Quốc muốn nhân dân tệ được chấp thuận vào rổ dự trữ của IMF
- VietinBank hỗ trợ 5 tỉnh phía Nam hơn 27 tỷ đồng chống dịch
- 15 thành phố du lịch đắt đỏ nhất thế giới
- Dựng mô hình y bác sĩ tham gia chống dịch từ giấy Kami
- Món đậu xốt nấm cho người ít vào bếp
- Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ sụt giảm mạnh nhất trong 6 năm