会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng đá indo】Nuôi tôm trên đất lâm nghiệp: Khó quản lý!

【bảng xếp hạng bóng đá indo】Nuôi tôm trên đất lâm nghiệp: Khó quản lý

时间:2025-01-10 23:29:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:432次

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở một số địa phương còn thiếu chặt chẽ, việc phát triển nuôi trong diện tích rừng ngập mặn và vùng nuôi tôm sinh thái còn xảy ra ở nhiều nơi, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Việc nuôi tôm công nghiệp trái phép trên diện tích đất lâm nghiệp đa phần là do người dân tự phát, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc khắc phục, trả lại hiện trạng rừng là rất khó khăn.

Địa phương gặp khó

Trong khi một số địa phương do quản lý lỏng lẻo dẫn đến người dân tự phát nuôi tôm công nghiệp trái phép thì một số nơi lại gặp khó từ trình tự, thủ tục giao đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ (nay là Nghị định 43/2014/NĐ-CP). 

Đặc biệt, trên địa bàn huyện Phú Tân có khoảng 22 hộ tự ý đào ao nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trái phép trên đất lâm nghiệp với diện tích hơn 31 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn thị trấn Cái Đôi Vàm. Tuy nhiên, việc vận động người dân khắc phục trồng rừng là rất khó, bởi không phải họ mới tự ý nuôi tôm mà bắt nguồn từ việc huyện Cái Nước cũ (nay tách thành huyện Cái Nước và huyện Phú Tân) đã cấp quyền sử dụng đất ban đầu có mục đích sử dụng là đất nuôi tôm?!

Tại khu vực ấp Tân Hải, ông Nguyễn Đồng Khởi, người có 2,7 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, cho biết: “Thực tế chúng tôi nuôi tôm từ rất lâu. Đất ở đây lúc đầu cấp là đất nuôi tôm, vì thế chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của vào đây. Khu vực này nhiều năm nay nuôi tôm rất trúng nên hầu hết mọi người đều đã đào ao trên phần diện tích của mình, giờ kêu san lấp trồng rừng thì sao được”.

Trong khi đó, ông Đỗ Công Thành cho biết: “Đất ban đầu được cấp từ năm 1992 có thời hạn 20 năm với mục đích sử dụng là đất nuôi tôm, đến năm 2002 thì đổi thành rừng tôm. Chúng tôi nuôi tôm từ khoảng năm 1999. Khi mới chuyển đổi thành rừng tôm thì cũng có được hỗ trợ cây để trồng rừng, nhưng qua khảo sát thì thực tế khu vực này không thể trồng rừng được”.

Người dân ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, mong muốn có chính sách phù hợp khi quy hoạch nuôi tôm.

Khi được hỏi về việc phải chừa một phần diện tích để trồng rừng, ông Nguyễn Hoàng Luân, ấp Tân Hải, bày tỏ: “Không phải chúng tôi chống đối nhưng các anh cũng nhìn thấy ở đây người dân đều đã đầu tư đào ao, đầm từ rất lâu. Hơn nữa, bờ đất thì nhỏ, nếu kêu san lấp lấy đất đâu mà lấp, mà kinh phí để lấp lại đâu có ít”.

Một thực tế là khu vực này từ khi chuyển sang tôm - rừng thì việc nuôi tôm của người dân cũng rất khó khăn khi cải tạo hằng năm. Ông Nguyễn Đồng Khởi nói: “Trước đây nuôi chuyên tôm thì việc đưa cơ giới vào cải tạo rất dễ dàng bởi giao thông rất thuận lợi. Từ khi chuyển thành lúa - tôm mỗi lần cải tạo không thể đưa cơ giới vào bởi kiểm lâm không cho. Mà ao đầm giờ xấu, mọi nằm dưới đáy, lấp mọi bằng tay sao được?”.

Một phần diện tích đất nuôi tôm phải chuyển đổi sang trồng rừng khiến người dân bức xúc.

Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm Tô Trường Sơn cho biết: “Thực tế việc nuôi tôm này đã có từ lâu, trước đây huyện Cái Nước cũng cấp sai mục đích sử dụng đất nuôi tôm. Việc cấp quyền sử dụng đất chưa phù hợp với các văn bản nguồn của Trung ương. Hiện tại đang cấp theo tỷ lệ là 50/50 (50% đất nuôi trồng thuỷ sản, 50% rừng sản xuất) nhưng thực tế cũng không phù hợp. Hiện, chúng tôi đang phối hợp với ngành chức năng thực hiện Công văn số 661/STNMT-ĐKĐĐ về việc hướng dẫn thực hiện trình tự, thủ tục giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong đó có việc hộ gia đình không được sử dụng quá 30% diện tích rừng và đất rừng được giao, được thuê để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp”.

Cần kiểm soát việc nuôi tôm trong rừng

Qua công tác kiểm tra, rà soát, thống kê của các chủ rừng là tổ chức, các cơ quan chuyên môn của huyện và UBND các xã tại khu vực rừng ngập mặn, có hơn 226 hộ nuôi tôm trái phép trên diện tích đất lâm nghiệp với diện tích 145,79 ha, Cụ thể, có 144 hộ nhận khoán/63,85 ha thuộc 6/16 đơn vị quản lý rừng ngập mặn; Có 77 hộ/74,76 ha đã đào ao nuôi tôm công nghiệp. Có 5 hộ/7,18 ha (các hộ được giao đất theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP) đào ao nuôi siêu thâm canh .

Những hộ nuôi tôm thâm canh trong khu vực quản lý của các đơn vị quản lý rừng ngập mặn là 144 hộ, với diện tích 63,85 ha. Cụ thể như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển có 103 hộ với 42,97ha; Ban quản lý rừng phòng hộ Kiến vàng có 34 hộ với 15,2 ha... Riêng khu vực giao đất theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP là 77 hộ nuôi tôm thâm canh với 74,76 ha và 5 hộ nuôi tôm siêu thâm canh, thuộc địa bàn các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân và Ngọc Hiển.

Các trường hợp nêu trên đã được phát hiện và ngành chức năng, chính quyền địa phương yêu cầu các chủ hộ ngưng ngay, không được tiếp tục nuôi tôm công nghiệp trên diện tích này; đồng thời tiến hành tháo dỡ các trang thiết bị và thực hiện việc san lấp, khôi phục lại hiện trạng ban đầu để tạo mặt bằng trồng rừng trong mùa vụ năm 2018 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu để trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn, do người dân không chấp hành và cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp, chế tài xử lý đảm bảo tính răn đe, chủ yếu áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển bền vững nghề nuôi tôm, Sở NN&PTNT cũng đã đề nghị UBND các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Phú Tân thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT tại Công văn số 3279/BNN-TCTS ngày 19/3/2017 về quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng và Thông báo số 419/TB-VP ngày 4/5/2018, của Văn phòng UBND tỉnh thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại chuyến đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Ngọc Hiển.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận: không quy hoạch và phát triển mới diện tích nuôi thâm canh, siêu thâm canh trên diện tích rừng ngập mặn, vùng nuôi tôm sinh thái; phối hợp cùng các đơn vị quản lý bảo vệ rừng quản lý chặt chẽ không để người dân tự ý phát sinh diện tích nuôi mới; tiến hành kiểm tra, xử lý số diện tích nuôi không đúng quy định hiện nay theo quy định pháp luật và từng bước chuyển đổi hợp lý diện tích nuôi này trong thời gian tới./.

Đặng Duẩn

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
  • Ẩm thực Huế phục vụ du khách tại Phủ Nội vụ
  • Kết quả bóng đá Man City 2
  • Hải quan Bình Dương: Thu nộp ngân sách hơn 123,9 tỷ đồng từ chống buôn lậu
  • Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
  • Phong Điền vận động người dân treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Festival Huế 2014
  • Nghệ sĩ kịch câm Jean
  • Cổ phiếu ngân hàng
推荐内容
  • Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
  • Mỹ Tâm tiếp sức giải chạy chào đón năm mới tại Hà Nội
  • Nhiều sân chơi hấp dẫn tại “Chợ quê ngày hội”
  • Chúng tôi tự hào vì đóng góp tốt cho ngân sách nhà nước
  • Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • Thuế tài nguyên từ dầu, khí, khí than gần 30 nghìn tỷ đồng/năm