【nhận định atletico madrid】36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
Trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở Gạc Ma thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến sĩ đảo An Bang ngày đêm canh gác bảo vệ đảo (1984). Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN |
Vào ngày này cách đây 36 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. Máu các anh hòa cùng biển cả, tạo thành một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tình yêu biển đảo Tổ quốc.
Máu các anh hòa cùng biển cả
“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” - câu nói của Anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. Các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để xác lập chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách đây hàng trăm năm, những người con ưu tú của nước Việt Nam đã vượt muôn vàn khó khăn, gian khổ, xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Những câu ca lưu truyền trong dân gian còn tới hôm nay, như: "Hoàng Sa đi có về không - Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi" là minh chứng cụ thể nhất cho sự quả cảm, các kỳ tích mà họ đã lập nên.
Tinh thần quả cảm của thế hệ ông cha lại được thế hệ sau nối tiếp. Ngày 14/3/1988, 64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn.
Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã nêu cao ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sĩ của ta, các tàu chiến của địch đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ 604 bốc cháy và chìm rất nhanh. Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sĩ đã nắm chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân mình quyết tâm giữ đảo.
Sự kiện 64 liệt sĩ nắm chặt tay nhau tạo thành “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.
64 người lính bảo vệ đảo Gạc Ma đã gác lại bao ước mơ hoài bão và dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu của các anh lẫn vào biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng đảo, tên các anh được đời đời thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.
Không nguôi bớt nhớ thương, nhưng vô cùng tự hào
Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và bị tàu địch bắn chìm tại Gạc Ma, ngày 14/3/1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Ngày bi tráng 14/3/1988, đã lấy đi những người con trung hiếu của đất nước. 36 năm đã qua nhưng nỗi đau, niềm thương nhớ dường như không nguôi bớt với những người cha, người mẹ, người con, những người đồng đội của các liệt sĩ Gạc Ma. Nhưng khi nhớ về những người đã anh dũng nằm xuống giữa biển khơi, niềm tự hào, kiêu hãnh luôn thường trực trong mỗi người thân, đồng đội của các anh.
Như cụ ông Hoàng Nhỏ ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, là cha liệt sĩ Hoàng Văn Túy, khi còn sống, ngay cả lúc khó khăn nhất thì đến ngày giỗ liệt sĩ Hoàng Văn Túy, cụ Nhỏ đều làm mâm cơm, đưa ra bờ biển vái vọng 64 liệt sĩ Gạc Ma. Khi cụ mất ở tuổi 95 (mùng 9 Tết Quý Mão 2023), việc giỗ 64 liệt sĩ Gạc Ma vẫn được các con cháu của cụ tiếp tục thực hiện. Theo bà Hoàng Thị Loàn (con gái cụ Nhỏ), sự hy sinh của em trai Hoàng Văn Túy cùng 63 liệt sĩ là nỗi đau mất mát rất lớn. Nhưng cũng chính sự hy sinh này trở thành niềm tự hào truyền thống cách mạng, gia đình luôn dạy bảo con cháu không được quên sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước.
Nối nghiệp cha, chị Trần Thị Thủy - con gái liệt sĩ Trần Văn Phương - đã trở thành người lính hải quân. Chị Thủy tâm sự: "Hình ảnh của cha đã khắc sâu trong tâm trí của tôi. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, tôi đã ao ước một ngày nào đó được khoác lên mình bộ quân phục của người lính, được tiếp tục công việc của bố và được nối dài những truyền thống tốt đẹp, quý báu của gia đình. Và giờ tôi có thể tự hào, tôi là lính, con của một người lính hải quân anh hùng". Theo chị Trần Thị Thủy, cha chị hy sinh khi chị còn nằm trong bụng mẹ. Nữ Đại úy chỉ biết về người cha qua lời kể của bà, của mẹ cùng di ảnh và những bức thư của cha. "Mỗi lần được đến nơi cha và đồng đội của ông ngã xuống, tôi vừa xúc động, vừa tự hào về đấng sinh thành. Đứng trước biển trời mênh mông, nhìn về phía đảo Gạc Ma, tôi như cảm thấy cha mình đứng đó và hướng về phía tôi. Lần nào cũng vậy, tôi khóc rất nhiều, khóc như đứa trẻ lâu ngày được gặp lại mẹ cha, gia đình".
Và “không một ai bị lãng quên và không ai được phép quên lãng”, đó là lời của các đồng chí, đồng đội và cựu binh Gạc Ma luôn nhắc nhở nhau. Khi cùng nhau ra đảo Gạc Ma và đối diện với súng đạn kẻ thù, chúng tôi đã kết thành vòng tròn bảo vệ đảo. Thì khi trở về thời bình, chúng tôi cũng kết thành những vòng tròn khác tương trợ và đồng hành trên hành trình nghĩa tình đồng đội, cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa, trong lễ giỗ năm ngoái, lễ giỗ thứ 35 đồng đội vẫn nghẹn ngào: "Sự nằm lại của các anh luôn gây thương nhớ khôn nguôi cho người ở lại và cũng nhắc nhở chúng ta về một vùng biển thiêng liêng nơi đó có thân xác các anh đang canh giữ, chưa thể trở về cùng gia đình. Sự hy sinh đó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay, những người còn sống không được giây phút nào lãng quên, không mất cảnh giác vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng".
Bộ phim tài liệu "Trường Sa, tháng 4 năm 1988" (đạo diễn Lê Mạnh Thích) được sản xuất ngay sau sự kiện 14/3. Những ngôi mộ của những người lính đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao đã được đặt trên đảo Sinh Tồn.
Giờ đây, mỗi tàu ra Trường Sa đều thực hiện nghi thức để tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống trong trận chiến ngày 14/3/1988. Đó là lời khẳng định không ai quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đã kiên cường bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. Từ mái đầu bạc đến mái đầu xanh; từ những người vào sinh ra tử qua hai cuộc kháng chiến đến các bạn trẻ chưa một lần mặc áo lính; từ những người lăn lộn với biển, đảo sống sót trở về đến những người lần đầu tiên đến đây đều không cầm được nước mắt, khi thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Nghi thức tưởng niệm ấy có cả bi thương xen lẫn tự hào.
Năm 1989, Chủ tịch nước đã phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đối với tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 cùng Trung tá Trần Đức Thông, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, Thiếu úy Trần Văn Phương và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ nhắc nhở thế hệ muôn đời ghi nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
(责任编辑:World Cup)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Quản lý hệ thống cấp thoát nước phục vụ phát triển đô thị bền vững hướng tới xây dựng TP thông minh
- ·Ủy ban châu Âu kêu gọi dán nhãn nội dung, sản phẩm do AI tạo ra
- ·Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Lấy ý kiến dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bộ phát đáp Ra đa tìm kiếm và cứu nạn
- ·Vì sao phải ban hành 3 quy chuẩn mới về phòng cháy chữa cháy?
- ·Hoạt động tiêu chuẩn hóa gắn với kinh tế tuần hoàn trên thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dựa trên nền tảng khoa học và đổi mới sáng tạo
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Hệ thông quản lý chất lượng cho mọi doanh nghiệp thâm nhập thị trường
- ·Vì sao Việt Nam cần xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia?
- ·Hệ điều hành MES: Gia tăng đóng góp với xã hội và cộng đồng
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Lợi ích ESG đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế số
- ·Lai Châu triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2023
- ·Áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào Bộ Quốc phòng
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng