【trực tiếp keonhacai m88】Sẽ đẩy mạnh cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập
90% đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao quyền tự chủ
Theo thống kê của Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đến nay, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tài chính chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 90% số đơn vị sự nghiệp công lập đang hoạt động với trên 50 nghìn đơn vị. Số thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, chủ yếu nhờ tăng quy mô, mở rộng hoạt động sự nghiệp và đa dạng hóa việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, qua đó thu hút thêm số người tham gia thụ hưởng các hoạt động đơn vị sự nghiệp công.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, đến cuối năm 2016, tổng nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả nguồn thu phí được để lại) đạt trên 70 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước giao đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Chính phủ.
Theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, cùng với việc khai thác nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp công lập đã xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, nhiều đơn vị sự nghiệp tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp (trong đó, 143 đơn vị thuộc các bộ, cơ quan Trung ương đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 1.020 tỷ đồng; 1.486 đơn vị thuộc các địa phương đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 650 tỷ đồng).
Nhờ tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi và thực hiện chế độ tự chủ, thu nhập và đời sống của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước được nâng lên, trong đó thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức bình quân khoảng từ 0,5 đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc của đơn vị.
Riêng một số đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đại học tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động đã thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động khoảng 2-3 lần, như Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh...
Ngoài ra, cơ chế tự chủ đã giúp các đơn vị sự nghiệp công lập huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp. Nhờ đó, cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp công lập được tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú, đa dạng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
Khắc phục hạn chế của cơ chế tự chủ
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính gấp rút đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Đại diện Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp cho biết: “Nghị định sẽ quy định cụ thể về phương thức cung cấp đơn vị sự nghiệp công như giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện; quy định về quản lý ngân sách nhà nước trong giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập, nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị sự nghiệp công và cơ quan theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả”.
Đồng thời, trong năm 2018, sau khi Chính phủ ban hành các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực còn lại (giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin, truyền thông và báo chí; y tế), Bộ Tài chính sẽ chủ trì cùng các bộ, ngành xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực làm cơ sở để giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong năm 2018, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong đổi mới hoạt động khu vực dịch vụ công và các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Thông tư về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: DN nhiều cơ hội nâng cao giá trị nhờ quy định mới
- ·Gạo ST25 của Việt Nam tiếp tục đạt giải tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới
- ·ISO/IEC TS 29140: Công nghệ thông tin cho học tập, giáo dục và đào tạo
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Giảm phát thải khí nhà kính với một loạt tiêu chuẩn quốc tế
- ·Không có chứng từ người tiêu dùng ‘vin’ vào đâu để khiếu nại gian lận xăng dầu?
- ·Ai có số cuối ngày sinh Âm lịch này có số giàu sang
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Xử lý 2 cơ sở vi phạm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Bộ Công Thương đính chính hàng loạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- ·Hoàng đế nào trong lịch sử Trung Hoa bị trộm mộ lấy đầu
- ·Củng cố an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững, VPBank hoàn thành xuất sắc kế hoạch 2020
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc
- ·LONGFORM: Tăng cường bảo vệ hình ảnh hàng Việt
- ·Phát triển vùng nguyên liệu làm giảm gánh nặng cho ngành giấy
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·9 định hướng chiến lược xây dựng phát triển hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia đến 2035