会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả việt nam hôm qua】“Gieo chữ” nơi đầu sóng!

【kết quả việt nam hôm qua】“Gieo chữ” nơi đầu sóng

时间:2025-01-16 00:01:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:569次
 “Mầm xanh” trên đảo Đá Tây A

1. Thoảng trong tiếng gió ràn rạt, tiếng sóng vỗ ầm ào, là tiếng cười đùa của trẻ thơ, trong trẻo đến nỗi khiến những vật vã, gian truân của hành trình 250 hải lý (500km) trong mùa sóng to, gió lớn, rơi hết sau đuôi tàu, khi chúng tôi đặt chân lên đảo Trường Sa. Men theo thanh âm trong trẻo ấy, bước chân tôi dừng lại trước ngôi trường vững chãi với những phòng học xinh xắn, bên hàng bàng vuông xanh mướt. Giờ ra chơi, nên các cô cậu học trò tuổi mầm non, tiểu học thỏa thích vui đùa. Hai thầy giáo, một già, một trẻ, khoảng cách tuổi tác gần 20 năm, nhưng trên gương mặt họ cùng chung một ánh mắt, nụ cười lấp lánh, khi dõi theo bước chân nhảy nhót hồn nhiên của những “mầm xanh” giữa trùng khơi.

“Trước khi ra Trường Sa, tôi là giáo viên Trường tiểu học Cam Phước Tây 1, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Trong những bài học nói về tình yêu đối với biển, đảo, chúng tôi kể cho học trò về quần đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Nơi đầu sóng ngọn gió ấy, rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất vả, gian nan. Ở đó không chỉ các chú bộ đội hải quân cầm chắc tay súng, mà còn có người dân đến sinh sống để chung sức giữ biển, giữ đảo” - thầy giáo Lê Xuân Hạnh (54 tuổi) bộc bạch rằng khi nói với học trò về những điều đó. Trong tâm trí của thầy, ngày càng đau đáu về những bạn nhỏ cùng lứa tuổi các em theo cha mẹ ra Trường Sa. Chắc chắn, quãng tuổi thơ nơi đầu sóng, phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn hơn bạn bè cùng trang lứa ở đất liền. Điều đó khiến thầy giáo Hạnh ấp ủ mơ ước được một lần đến Trường Sa “gieo chữ”, góp một phần làm “điểm tựa” để những mầm xanh giữa trùng khơi vươn lên khỏe mạnh. Vậy là “thầy giáo già” quyết định viết đơn tình nguyện. Đồng thời, nhiều ngày liền “rủ rỉ”, thầy giáo Hạnh đã thuyết phục được vợ, con, gia đình gác lại nỗi lo lắng, yên tâm để chồng, cha đến quần đảo Trường Sa đứng lớp.

 Hết lòng để những “mầm xanh” vươn lên khỏe mạnh nơi đầu sóng

Trong ánh mắt của người thầy giáo là tình yêu thương khi dõi theo những gót chân bé nhỏ đang nhảy nhót vui đùa dưới bóng mát bàng vuông. Yêu thương ấy, đầy đặn theo những giờ kiên nhẫn uốn nắn cho các em từng nét chữ, giảng giải từng bài toán; ân cần trả lời cặn kẽ từng câu hỏi, đôi khi chẳng liên quan đến bài giảng, với nụ cười hiền lành luôn nở trên môi. Lớp tiểu học trên đảo gồm học sinh nhiều độ tuổi; chương trình học khác nhau, nên những tiếng “thầy ơi”, “thầy ơi” liên tục trong giờ học, có khi chỉ để mách lỗi bạn bên cạnh mình. Nhìn cách thầy giáo cúi xuống, nhẹ nhàng, ân cần giải thích bài học hay “hòa giải” một sự xích mích nho nhỏ bằng câu chuyện ngộ nghĩnh, cho đến lúc các trò toét miệng cười vui; tiếng trống tan trường đã điểm từ lâu, nhưng học trò vẫn chưa chịu rời lớp, chợt nghe gió muối đang ràn rạt và tiếng sóng ầm ào ngoài kia, dịu lại. Tin rằng bất cứ ai cũng sẽ nghĩ: “Không sao cả, các em cứ việc học hành, vui những niềm vui của tuổi thơ, mọi “sóng gió” đã có thầy che chắn”.   

2.Nếu ở đất liền, có lẽ rất ít trường hợp giáo viên nam đứng lớp mầm non. Nhưng nơi giữa bốn bề sóng vỗ, những người thầy đã thật xuất sắc khi đảm nhiệm vai trò này, bằng trách nhiệm và tình yêu thương vô bờ bến dành cho thế hệ “mầm xanh” nơi đây. “Tôi và thầy Hạnh thống nhất với nhau, tôi sẽ đảm nhiệm đứng lớp mầm non, vì thầy Hạnh đã cao tuổi, sẽ khó khăn khi nhảy múa” - Đó là bộc bạch của thầy giáo Cao Văn Truyền (35 tuổi). Không nén được ngạc nhiên và trầm trồ khi thấy hình ảnh thầy giáo Cao Văn Truyền cùng các cháu tuổi mầm non múa hát thật dẻo, thật ngọt, thật say sưa. “Bao giờ các cháu còn thích múa, hát, học hành, còn chưa muốn rời trường, rời lớp, chúng tôi vẫn còn ở lại. Bữa cơm trưa, cơm chiều có thể muộn thêm một chút, nhưng chúng tôi không thể “lùi lại” niềm vui của học trò, để thế giới tuổi thơ của học trò nơi đảo xa, được nuôi dưỡng bằng những điều tốt đẹp nhất” - thầy giáo Cao Văn Truyền nói những lời tâm huyết.     

 

Trách nhiệm và yêu thương đó đã khiến thầy giáo Truyền (trước khi ra Trường Sa, là giáo viên Trường tiểu học Sơn Hiệp, Khánh Sơn, Khánh Hòa), vốn hoàn toàn “xa lạ” với chuyên môn mầm non, nhưng đã tự học, tự trau dồi nghiệp vụ. Ra Trường Sa rồi, gặp khó khăn, “khúc mắc” gì, lại tiếp tục gọi điện vào bờ để hỏi, để học. Đó cũng là những điều mà thầy giáo Ưng Văn Tuấn (32 tuổi), giáo viên đứng lớp mầm non trên đảo Đá Tây A đã và đang miệt mài.

Nhớ những trải lòng của thầy giáo Lưu Quốc Thịnh (đứng lớp tiểu học) trên đảo Đá Tây A: Trên đảo không có internet, trong lúc sử dụng công nghệ thông tin là phương pháp giảng dạy mới, để cập nhật thông tin phong phú và khơi dậy hứng thú cho học trò. Các thầy giáo nghĩ ra cách sử dụng ti vi mà mình được cấp, dùng USD copy các video cho học trò xem, còn mình đi xem ti vi nhờ. Thầy giáo Lưu Quốc Thịnh còn trăn trở: “Các em phải được trang bị tiếng Anh, tin học, mới trở thành công dân hoàn thiện về kỹ năng. Dù ở nơi xa xôi đầu sóng ngọn gió, nhưng không thể để học trò thiếu hụt kiến thức, chúng tôi tìm cách cố gắng bù đắp cho các cháu. Vậy nên, không phải giáo viên chuyên tiếng Anh, tin học, nhưng trên nền tảng kiến thức đã tích lũy được, chúng tôi tải những video trên mạng, dựa vào đó để dạy thêm cho học trò. Các cháu thích thú học, chúng tôi hạnh phúc vô cùng” - thầy giáo Thịnh nở nụ cười thật rạng rỡ. Có phải hôm đó là một ngày xuân nhẹ nhàng nắng ấm, hay trách nhiệm và tấm lòng yêu thương sâu sắc của các thầy giáo dành cho học trò, mà hòn đảo nơi đầu sóng thật bình yên.

 

Nếu bây giờ có ai hỏi, điều gì nhớ nhất trong hành trình đến với quần đảo Trường Sa, chắc chắn những vật vã, gian truân của hành trình 18 ngày trong mùa sóng to gió lớn, chỉ còn là “chuyện nhỏ” nhạt mờ. Điều đầu tiên hiển hiện trong nỗi nhớ là những gương mặt rạng ngời của các cháu nhỏ trên đảo Trường Sa, đảo Đá Tây A khi lễ phép chào khách từ đất liền ra thăm đảo. Nhớ cháu bé miệng cười như nụ nắng, khi được cô Chu Thị Phương Thảo, phóng viên Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội chở bằng xe đạp, dạo quanh đảo, dưới hàng phi lao xanh bên triền sóng. Nhớ những giọt nước mắt trong veo, khi những đứa trẻ trên đảo Đá Tây A, bịn rịn không nỡ rời cô Phan Thị Thu Hương, phóng viên Trung tâm VTC miền Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, người đã cùng hát, cùng thủ thỉ chuyện trò rất nhiều với các cháu, trong giây phút chia tay trên bến cảng. Nhớ những bước chân tuổi thơ chạy nhảy vui đùa bình yên dưới bóng cờ. Đặc biệt xúc động khi những mầm xanh nơi đầu sóng này đã thốt lên “Quốc kỳ là niềm tự hào của mỗi người”…

Để mở ra những tiếng cười trong trẻo ấy, ánh mắt lấp lánh ấy của học trò, mở ra tình yêu, kiến thức, kỹ năng và bồi đắp cảm xúc trong tâm hồn các cháu, có công sức của những thế hệ giáo viên đến thực hiện nhiệm vụ nơi đầu sóng. Trách nhiệm, tấm lòng của người thầy, là “chìa khóa” mở ra những điều kỳ diệu, để mầm xanh trên quần đảo Trường Sa lớn lên khỏe mạnh. Để những hòn đảo nơi xa xôi ấy yên bình giữa bốn bề sóng vỗ.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
  • Gần 800ha lúa Đông xuân bị ốc bươu vàng tấn công
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗi lo sạt lở
  • Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Xoài cát Hậu Giang”
  • Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
  • “Làm gì để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp ?”
  • “Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công
  • Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
推荐内容
  • Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
  • Huyện Phụng Hiệp thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông
  • Gần 10.000 hộ thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách
  • Nông dân làm kinh tế từ hoa, kiểng
  • Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
  • Huyện Phụng Hiệp có 18 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu