【kết quả trận brighton】Công ty chứng khoán đua nhau nới room
Tất nhiên, việc nới room của các doanh nghiệp niêm yết có nguyên nhân lớn từ những vướng mắc trong quy định pháp lý.
Với khối công ty chứng khoán, việc chậm nới room lên mức tối đa chủ yếu do lo ngại khi trở thành nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị đối xử kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư nội địa, nhất là trên khía cạnh đi vay và cho vay vốn đầu tư chứng khoán…
Tuy nhiên, sau “phép thử” SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn là trường hợp công ty chứng khoán đầu tiên nới room), mùa đại hội đồng cổ đông năm nay đang xuất hiện làn sóng nới room trong khối công ty chứng khoán. Tiếp sau Công ty Chứng khoán FPT (FTS), Công ty Chứng khoán Ðầu tư Việt Nam (IVS), tại kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 diễn ra vào ngày 24/4 tới, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HCM) trình cổ đông xem xét kế hoạch nới room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100%.
Làn sóng nới room trong khối công ty chứng khoán không chỉ diễn ra ở nhóm công ty lớn, mà cả ở những công ty quy mô vừa và nhỏ. Dù là ở quy mô nào, thì toan tính của các công ty khi nới room đều nhắm tới mục tiêu cải thiện hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt giới đầu tư, nhất là nhà đầu tư ngoại; gia tăng thanh khoản; làm mới cơ cấu cổ đông; mở ra cơ hội thu hút vốn ngoại khi công ty có nhu cầu tăng vốn…
Việc hiện thực hóa những mục tiêu trên, xem ra các “ông lớn” trong ngành đang có lợi thế nhờ năng lực cạnh tranh khá tốt. Tuy nhiên, mở room nhưng có hút được và có muốn hút nhà đầu tư ngoại hay không lại là chuyện khác.
SSI nới room vào đầu tháng 9/2015 trong trạng thái gần cạn room (HCM cũng đang tương tự), thế nhưng hiện khối ngoại mới chỉ nắm giữ hơn 55% lượng cổ phiếu SSI (chốt phiên giao dịch ngày 11/4). Có nghĩa là 18 tháng sau khi nới room, khối ngoại chỉ tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SSI lên 6% so với mức tối đa được phép sở hữu trước khi nới room là 49%. Trong hơn 1 năm qua, thời điểm nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu SSI cao nhất cũng chỉ trên 58%.
Thực tế trên cho thấy, sau nới room, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư ngoại tại các công ty chứng khoán thay đổi nhanh hay chậm, cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc nhà đầu tư nội có tăng tỷ lệ cổ phiếu bán ra để tạo nguồn cung cho khối ngoại hay không.
Việc nới room của các công ty chứng khoán vì thế chỉ dừng lại ở khía cạnh “xếp gạch” chờ thời, chứ chưa dễ sớm tạo ra hiệu ứng thu hút dòng vốn ngoại tham gia đầu tư vào khối công chứng khoán, nhất là trong bối cảnh trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm các công ty chứng khoán 100% vốn ngoại như: Maybank Kim Eng, Shinhan, Mirae Asset Wealth Management Việt Nam…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Phiên giao dịch 21/8: Chứng khoán châu Á mất đà sau khi Trung Quốc hạ lãi suất
- ·Nghệ sĩ phát ngôn lệch chuẩn, đưa tin sai sự thật là vấn đề rất nghiêm trọng
- ·Thêm dấu hiệu sụt giảm tăng trưởng toàn cầu
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Từ 0h ngày 5/5, Hà Nội tạm dừng các cơ sở massage, spa, phòng tập gym, sân vận động
- ·Ngắm Bụt, tiên đầy khác lạ qua góc nhìn của họa sĩ đương đại
- ·Do ảnh hưởng của siêu bão Surigae, Bắc Biển Đông biển động mạnh, sóng biển cao 4m
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Phát hành bộ tem ‘Chung sống an toàn với đại dịch COVID
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·1,1 triệu người được Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ ứng phó thiên tai và COVID
- ·Triển lãm về Thám tử lừng danh Conan hút độc giả mọi lứa tuổi
- ·Maritime Bank hợp tác với Vietravel trong sử dụng dịch vụ du lịch
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp
- ·Hitachi ra mắt dòng sản phẩm mới với tiêu chí nâng tầm cuộc sống
- ·Giới đầu tư địa ốc “mê” đất nền Nam Đà Nẵng
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Triệu hồi xe Mercedes