会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le keo chau a】ADB: Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 5,8%!

【ti le keo chau a】ADB: Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 5,8%

时间:2025-01-25 15:36:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:162次
ADB dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,ựbáotăngtrưởngGDPViệtNamnămchỉđạti le keo chau a5% trong năm 2023 Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ OECD: Kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% năm 2023 và 6,6% năm 2024 Tập trung hoàn thành các dự án, công trình, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14%

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 7/2023 của ADB được công bố ngày 19/7 cho biết, ADB vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương ở mức 4,8% trong năm nay, do nhu cầu nội địa mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của khu vực.

Lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước đại dịch khi giá nhiên liệu và lương thực giảm. Dự báo mức lạm phát ở châu Á đang phát triển là 3,6% trong năm nay, so với mức dự báo 4,2% hồi tháng 4. Trong khi đó, mức lạm phát dự báo của năm 2024 được nâng lên thành 3,4% so với ước tính trước đó là 3,3%.

Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực, do đó ADB dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, không thay đổi so với mức dự báo hồi tháng 4, giữa bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hóa chế tạo khác của châu Á đang phát triển đang chậm lại, do chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới sự trì trệ của hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế phát triển chủ đạo. Dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 4,7% so với mức dự báo 4,8% hồi tháng 4.

Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp FDI tại Bình Dương. Ảnh: Minh Duy
Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% là khó khả thi trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa tăng, đơn hàng nước ngoài chưa có nhiều chuyển biến. Ảnh: Minh Duy

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB ông Albert Park nhận định, châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch với tốc độ ổn định. Nhu cầu trong nước và hoạt động dịch vụ đang tạo đà cho tăng trưởng, trong khi nhiều nền kinh tế cũng đang được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu vẫn còn yếu, dẫn tới triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu trong năm tới bị suy giảm”.

Đáng chú ý, ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á và Thái Bình Dương nhưng điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024.

Đánh giá về mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm và triển vọng những tháng tiếp theo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ/CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, để đạt mục tiêu cả năm tăng trưởng 6,5% thì 6 tháng đầu năm cần phải đạt được mức tăng 6,2% (trong đó quý 1 tăng 5,6%, quý 2 tăng 6,7%).

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,72% (trong đó quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,14%), không đạt mức tăng đề ra, thậm chí thấp hơn nhiều so với kế hoạch (thấp hơn 2,48 điểm phần trăm). Trong đó, chủ yếu do các ngành công nghiệp với tốc độ tăng giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,44%, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt tốc độ khiêm tốn với giá trị tăng thêm 6 tháng ước tăng 0,37%; ngành khai khoáng giảm 1,43%; xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo (như linh kiện điện tử, dệt may, da giày…) sụt giảm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022 do thiếu hụt đơn hàng nước ngoài đối với các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo để gia công, sản xuất tại Việt Nam.

Do vậy, để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% là khó khả thi trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa tăng, đơn hàng nước ngoài chưa có nhiều chuyển biến rõ nét khi nền kinh tế thế giới vẫn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn nên cầu tiêu dùng thế giới vẫn yếu và khó dự báo.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
  • Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng mắc Covid
  • Xuất khẩu hải sản vào EU: Quyết liệt để không bị thẻ vàng
  • Chiến sĩ công an mắc Covid
  • Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
  • TP.HCM thông tin nguyên nhân nữ bệnh nhân mắc tử vong trên đường chuyển viện
  • Lý do đội lấy mẫu xét nghiệm Covid
  • TP.HCM tìm người từng đến tiệm thuốc ở quận 12 có liên quan Covid
推荐内容
  • Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
  • Khởi tố Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT  tỉnh Quảng Ninh
  • Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cơ quan tư pháp để chiếm đoạt tài sản
  • Tuyên án với 6 bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú
  • Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
  • Đã có kết quả xét nghiệm nam nhân viên Bộ Giao thông vận tải âm tính Covid