【nhận định c1】Sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp đang rất mỏng
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy,ứcchốngchịucủaphầnlớndoanhnghiệpđangrấtmỏnhận định c1 Phó giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tếtư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)cho biết, doanh nghiệpthiết tha đề nghị, các chính sách hỗ trợ phải được thực thi nhanh và thuận tiện, bởi sức chống chịu của họ đang rất mỏng.
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). |
Thưa bà, so với 2 lần khảo sát trước của Ban IV, sức khỏe doanh nghiệp tham gia khảo sát đợt này thế nào?
Chỉ có 3% doanh nghiệp cho biết không bị ảnh hưởng hoặc vẫn cân đối được thu - chi. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời phải giải thể chiếm 2% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tỷ lệ doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh là 20%. Có tới 75% doanh nghiệp vẫn hoạt động, nhưng không cân đối được thu - chi, tức là dòng tiền vào nhỏ hơn chi phí của doanh nghiệp.
Những số liệu này cho thấy, từ nay tới cuối năm, nếu tình hình Covid-19 ở Việt Nam và trên toàn cầu không có tín hiệu khả quan hơn, thì số doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc giải thể sẽ còn tăng.
Các doanh nghiệp đang nói đến những khó khăn gì, thưa bà?
Khó khăn lớn nhất hiện nay là doanh nghiệp không có khách hàng/đơn đặt hàng hiện tại và trong vòng 6 tháng tới. Có tới 81% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết điều này.
Khó khăn thứ hai là đảm bảo kinh phí để trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn... Đó là các khoản chi phí liên quan đến người lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp nhắc tới vấn đề này là 72%.
Một số khó khăn nữa được nhiều doanh nghiệp phản ánh cũng liên quan tới dòng tiền phải chi, như chi phí trả lãi vay ngân hàng, chi phí cho nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng...
Các doanh nghiệp đang phải thuê đất của Nhà nước cho biết, tiền thuê đất hiện là gánh rất nặng với họ khi năm nay, giá thuê thực tế tăng cao hơn năm 2019 rất nhiều, cá biệt có những doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất cao gấp 3 - 4 lần so với năm 2019, trong khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng vì dịch. Điển hình như các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, nhà xưởng trong mảng logistics, các doanh nghiệp đầu tưnhà máy hoặc cơ sở sản xuất ở nhiều ngành nghề, hay đơn vị kinh doanh khách sạn với diện tích sử dụng đất lớn.
Bài toán về nguyên liệu đầu vào - vốn là một trong những vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp ở đợt bùng phát dịch đầu tiên - thì hiện chỉ có 15% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết là họ vẫn đang đối mặt với khó khăn này. Qua phỏng vấn sâu các doanh nghiệp và hiệp hội, đây là một trong những kết quả phản ánh sự nỗ lực và chủ động “tái cấu trúc nguồn cung” của các doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa khủng hoảng về nguyên liệu.
Chịu ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng vì thiếu đơn hàng. Ảnh: Dũng Minh |
Trong thời điểm này, Chính phủ đang yêu cầu đánh giá các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn vừa qua để có những đề xuất phù hợp. Với kết quả khảo sát trên, doanh nghiệp và Ban IV có kiến nghị cụ thể gì?
Nhìn vào khó khăn của doanh nghiệp, chúng ta cũng hình dung được ngay mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp lúc này.
Một mặt, doanh nghiệp mong Chính phủ tiếp tục dẫn dắt hiệu quả quá trình phòng và chống dịch để có thể mang lại những tín hiệu sáng sủa hơn về thị trường.
Mặt khác, do sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp hiện giờ rất mỏng, đặc biệt dòng tiền để duy trì hoạt động giờ là vấn đề vô cùng khó khăn, nên hầu hết kiến nghị của doanh nghiệp đợt này tập trung vào việc đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp miễn, giãn, hoãn, giảm các khoản chi.
Cụ thể, đó là các khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện..., các khoản thuế và tiền thuê đất năm 2020. Với kinh phí công đoàn, các doanh nghiệp đề nghị miễn nộp khoản này trong năm 2020 và 2021.
Doanh nghiệp cũng chờ đợi có gói vay ưu đãi mới với lãi suất thấp...
Đặc biệt, doanh nghiệp thiết tha đề nghị, chính sách ban hành phải được thực thi nhanh và thuận tiện, đồng bộ từ cấp trung ương tới cấp địa phương, đẩy mạnh trực tuyến các quy trình thủ tục hành chính. Chế tài mạnh với các khâu thực thi đi ngược chủ trương “tạo thuận lợi” của Chính phủ cũng được nhiều doanh nghiệp khuyến nghị.
Từ giờ tới cuối năm là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, liên quan tới sự tồn tại của rất nhiều doanh nghiệp, nếu các cấp thực thi chính sách không đặt mọi việc vào tình trạng “cấp cứu” để hỗ trợ doanh nghiệp, thì hiện tượng “chết lâm sàng” hàng loạt sẽ diễn ra và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đặc biệt lớn và tiêu cực cho nền kinh tế.
Cần hỗ trợ tiền điện, nước, thuê đất cho doanh nghiệp đến khi hết dịch” .
Bà Trần Thị Hiền, doanh nhân, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam
Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020) của Quốc hội, những đề xuất của Chính phủ về hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tiếp cận được những chính sách hỗ trợ này chưa nhiều, một phần do thủ tục còn phức tạp và điều kiện để được hỗ trợ chưa thực sư phù hợp.
Rất dễ nhận biết dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn như lao động mất việc làm, giảm thu nhập, hàng tồn kho lớn, không có doanh thu... Vì thế, chỉ cần xác nhận của cơ quan thuế chứng minh doanh nghiệp sụt giảm doanh thu là có thể xem xét hỗ trợ.
Mặt khác, không nên đặt tiêu chí về số lượng lao động, bởi trong lúc khó khăn, thì càng nhiều lao động, doanh nghiệp sẽ khó càng thêm khó, càng cần được hỗ trợ. Đặc biệt, cần giãn, hoãn, khoanh nợ để doanh nghiệp không rơi vào nhóm "nợ xấu" của ngân hàng.
Một nguyện vọng của doanh nghiệp cũng rất cần được xem xét là hỗ trợ tiền điện, nước, tiền thuê đất cho đến khi công bố hết dịch Covid-19.
Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong việc hoàn, hủy tour”.
Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Saigontourist
Hiện nay, doanh nghiệp không có nguồn thu, nhưng chi phí cho người lao động vẫn phải đảm bảo. Do đó, tôi đề nghị có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch.
Cụ thể, đề xuất hỗ trợ gói tài chínhcho các doanh nghiệp du lịch trong việc hoàn, hủy tour, thay vì hủy tour. Gói tài chính này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành “phiếu mua tour” có thời hạn 12 - 18 tháng với giá trị tương đương tour đã đặt cho các khách hàng không thể thực hiện được chuyến đi do tình hình dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành giải phóng tiền đặt cọc mua vé máy bay trong thời gian dịch bệnh.
Đề nghị cho phép doanh nghiệp du lịch và người lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội năm 2019, năm 2020 đến hết tháng 6/2021; đồng thời điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp…
Nên hỗ trợ dựa trên mức suy giảm doanh số của doanh nghiệp”.
Ông Trương Phước Ánh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tin học Việt Tin
Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần điều chỉnh điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
Thứ nhất, chỉ cần xác định một điều kiện để người lao động thiếu việc được hỗ trợ, đó là mức suy giảm doanh số của doanh nghiệp. Mức độ hỗ trợ người lao động tỷ lệ thuận với mức độ giảm doanh số cùng kỳ.
Thứ hai, về thời gian, nhiều doanh nghiệp xác định, năm 2020 xem như không làm ăn được gì. Khi xây dựng chính sách hỗ trợ về mặt thời gian, Chính phủ cần tính đến yếu tố này.
Thứ ba, về hình thức hỗ trợ, hiện có hai luồng ý kiến: hỗ trợ bằng tiền ngân sách, trực tiếp cho người lao động, hoặc cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.
Tuy nhiên, có một phương án nữa là chấp nhận cả hai phương án trên. Theo phương án này, cần tính toán xây dựng như thế nào để lợi ích của việc thụ hưởng 2 phương án không có sự khác biệt quá lớn và dành sự lựa chọn cho doanh nghiệp.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, đột phá đối với mô hình kinh tế tập thể
- ·Kiến nghị Quốc hội ban hành giải pháp gỡ khó trong lập quy hoạch
- ·Cục Thuế Bình Định tăng cường công tác quản lý hoá đơn điện tử, giúp tăng thu ngân sách
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
- ·Ấn tượng tốt đẹp từ Giải vô địch Teqball thế giới
- ·Bộ Tài chính đẩy mạnh số hóa thủ tục hành chính
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2024: Tự hào võ Việt, hội nhập quốc tế
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Ông Phan Văn Mãi: Phường nào để dân đói, trách nhiệm thuộc chủ tịch phường đó
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội để kiểm soát dịch
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bí thư tỉnh BR
- ·Vẫn còn hơn 16,9 triệu người chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid
- ·Ông Nguyễn Hồng Lĩnh làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Thái Nguyên cần đẩy mạnh khởi nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn
- Hải quan Quảng Ninh thu gần 12 tỷ đồng từ hậu kiểm
- Doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu và phát triển ít hơn nhiều các nước trong khu vực
- Nhật Bản: Ban nhạc rock ngôn ngữ ký hiệu kỷ niệm 35 năm hoạt động nghệ thuật
- Viettel là nhà cung cấp đầu tiên ở Việt Nam làm chủ toàn bộ hệ thống thu phí không dừng
- ACCA chung tay thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Máy in laser màu đa chức năng Canon MF8280Cw
- Dẫu khó vẫn không thể bỏ
- Vụ đột ngột dừng tuyển 1.400 thí sinh: Thanh Hóa giao các trường 200 chỉ tiêu
- Mỹ: Lần đầu tiên sau 70 năm, trẻ em ở Des Moines (Iowa) sẽ được xin kẹo vào đúng đêm Halloween
- Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông