【bảng mắt huda】Sức tàn phá của bão Yagi đã khiến 1 nhà mạng bị mất tới hơn 50% mạng lưới
Bão Yagi (bão số 3) đã gây mất liên lạc tại 15 tỉnh,ứctànphácủabãoYagiđãkhiếnnhàmạngbịmấttớihơnmạnglướbảng mắt huda thành phố, với 6.285 trạm thu phát sóng di động bị ảnh hưởng do mất điện, có nhà mạng bị mất trên 50% mạng lưới.
Tại cuộc họp thường kỳ tháng 9, chia sẻ về công tác ứng phó và thiệt hại do bão số 3 gây ra, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nhắn tin tới hơn 32 triệu thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng ứng phó với bão. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của các nhà mạng.
Cùng với đó, Bộ TT&TT đã có công điện gửi Sở TT&TT 24 tỉnh, thành phố, cùng các đơn vị trong ngành, về việc chủ động ứng phó với bão số 3. Các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện bài bản quy trình, bao gồm việc chằng chống các cột ăng-ten, hạ tải cột, ứng trực 24/24, dự phòng nguồn điện, tăng cường dự trữ xăng dầu. Tổng cộng, đã có 284 máy phát điện được bổ sung nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng dự phòng cho các trạm BTS.
Đại diện Cục Viễn thông cũng chia sẻ thêm, ở thời điểm các trạm phát sóng bị ảnh hưởng nhiều nhất, có nhà mạng bị mất trên 50% mạng lưới. Tuy vậy, trong quá trình khắc phục, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng và lãnh đạo Bộ TT&TT, dồn toàn bộ lực lượng từ các tỉnh không bị thiệt hại, tạo thành các nhóm khắc phục sự cố, ưu tiên việc khắc phục thông tin di động.
Song song đó, các doanh nghiệp viễn thông đã điều các xe phát sóng di động, dùng đường truyền vệ tinh cho một số khu vực ưu tiên. Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng chỉ đạo nhà mạng chuẩn bị các xe phát sóng chuyên dùng, sẵn sàng phục vụ khi các tỉnh cần để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.
Bão số 3 đã gây mất liên lạc tại 15 tỉnh, thành phố, với 6.285 trạm thu phát sóng di động bị ảnh hưởng do mất điện. Hiện các doanh nghiệp đã khắc phục được 4.012 vị trí trạm BTS, còn lại 2.273 trạm đang tiếp tục được khắc phục.
Tính đến 15h ngày 11/9, mưa lũ sau bão cũng là làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng viễn thông tại các tỉnh miền núi phía Bắc, khiến 995 vị trí trạm đang mất liên lạc.
Theo báo cáo tóm tắt công tác khắc phục hậu quả của bão số 3, Bộ TT&TT thống kê bão số 3 đã gây mất liên lạc tại 15 tỉnh, thành phố, với 6.285 trạm thu phát sóng di động bị ảnh hưởng do mất điện. Đến nay các doanh nghiệp đã khắc phục được 4.012 vị trí trạm BTS, còn lại 2.273 trạm đang tiếp tục được các doanh nghiệp khắc phục
Mưa lũ sau bão cũng là làm ảnh hưởng đến cơ sơ hạ tầng viễn thông tại các tỉnh miền núi phía Bắc với 995 vị trí trạm đang mất liên lạc (thông tin cập nhật lúc 15h ngày 11/9/2024.
Thời gian qua, các Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Công thương các địa phương để điều tiết nguồn cung ứng xăng dầu, đảm bảo các trạm BTS chính được ưu tiên cung cấp nhiên liệu. Cục Viễn thông cũng đã điều phối các nhà mạng chia sẻ sóng di động (roaming) để duy trì liên lạc cho người dân trong vùng bão.
"Đến nay, cơ bản mạng lưới viễn thông của các tỉnh đã khôi phục hoàn toàn, chỉ còn 8% số trạm bị mất liên lạc. Các doanh nghiệp viễn thông đang phấn đấu trong ngày 13/9, chậm nhất 14/9 sẽ hoàn tất. Việc khắc phục nhanh mạng lưới viễn thông sẽ góp phần vào công tác chỉ đạo điều hành, khôi phục cuộc sống bình thường của người dân", ông Nguyễn Phong Nhã chia sẻ.
Sau khi khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có thống kê chi tiết về tình hình thiệt hại đối với mạng lưới viễn thông, đồng thời tổ chức rút bài học kinh nghiệm trong công tác khắc phục, ứng cứu với các sự cố thiên tai.
Việc nhiều trạm BTS bị chia cắt, mất điện, mất nguồn cung ứng xăng dầu do bão lụt là bài học kinh nghiệm cần rút ra sau cơn bão số 3. Điều này đòi hỏi các nhà mạng viễn thông cần xây các trạm BTS có khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cấp độ 4.
Đó là những nhà trạm có thể chịu gió cấp 15, hoạt động ổn định không cần xăng dầu trong 7 ngày, với đường truyền dẫn cáp quang và viba. Đây cũng sẽ là nơi mà người dân có thể tìm đến để sạc pin điện thoại nhằm nối lại thông tin liên lạc.
Cũng trong khuôn khổ cuộc họp, ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) khẳng định, việc kiểm soát tần số, phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong cơn bão số 3 được thực hiện tốt, không để xảy ra can nhiễu. Điều này đã góp phần quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, phục vụ việc thông tin, tuyên truyền về tình hình cơn bão số 3 và đảm bảo liên lạc cho người dân.
Chí Hiếu(责任编辑:Cúp C1)
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
- ·Việt Nam điều tra tự vệ mặt hàng tôn màu nhập khẩu
- ·Việt Nam có ca thứ 30 nhiễm Covid
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Nhiễm nCoV được Prudential Việt Nam hỗ trợ 10
- ·Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao nhất ASEAN
- ·Học làm pháo trên Youtube, nam sinh 15 tuổi phải cắt cụt bàn tay
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Vẫn chưa có cách tính giá riêng cho xăng E5
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường: Thời cơ đã điểm
- ·Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm
- ·Ca dương tính virus corona thứ 13 ở Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Nghị quyết 35/NQ
- ·Brexit chưa tác động mạnh tới xuất khẩu gỗ
- ·Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 7 tỷ USD
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp: Đủ điều kiện phá sản nhưng thiếu chế tài