【nhan dinh c1 hom nay】M&A Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất để “Chung tay cùng thịnh vượng”
Ngày 28/11,ệtNamvẫnsẽlàmảnhđấtđểChungtaycùngthịnhvượnhan dinh c1 hom nay Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệpViệt Nam 2023 (M&AVietnam Forum 2023) lần thứ 15 do Báo Đầu tư tổ chức chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM, TP.HCM.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho hay, sau khi gia nhập WTO, cùng với nỗ lực đẩy mạnh cải cách của chính phủ để thúc đẩy thu hút đầu tưnước ngoài và hội nhập với nền kinh tếtoàn cầu, môi trường giao dịch M&A cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn. |
Đến đầu những năm 2010, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng liên tiếp của hoạt động M&A cả về khối lượng và giá trị giao dịch được thúc đẩy bởi chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và mở rộng cánh cửa gia nhập các ngành kinh tế chủ chốt.
Các thương vụ M&A tạm giảm tốc trong các năm 2013-2014 do kinh tế Việt Nam bắt đầu ngấm hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007, rồi nhanh chóng bắt nhịp trở lại từ năm 2015, đạt đến đỉnh cao vào năm 2017. Từ năm 2022, cùng với xu thế chung của thế giới, hoạt động M&A tại Việt Nam cũng đang rơi vào nhịp điều chỉnh mới.
Thị trường M&A Việt Nam bắt đầu phát triển chuyên nghiệp hơn khi các nhà đầu tư nước ngoài chuyển khuynh hướng đầu tư thăm dò sang tìm kiếm các khoản đầu tư chiến lược lâu dài hơn. Giá trị các thương vụ đạt mức cao kỷ lục, với các thương vụ lớn trải rộng nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều thương vụ có giá trị lên đến hàng tỷ đô la Mỹ đã diễn ra trong giai đoạn 2015-2021.
Cùng với sự lớn mạnh về quy mô, thị trường M&A Việt Nam cũng đã có sự thay đổi về chất với các công ty trong nước trở nên tự tin và chuyên nghiệp hơn, trong khi nhà đầu tư nước ngoài ngày càng xem Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng trong khu vực.
Theo ông Lê Trọng Minh, kinh tế Việt Nam đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn do những tác động kép từ sự bất định bên ngoài và những hạn chế nội tại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được coi là một điểm đến hấp dẫn với giới đầu tư quốc tế. Sự chững lại hiện nay chỉ là một động thái tạm thời trong một chu kỳ rộng hơn, với 2023 là một năm thị trường M&A được kỳ vọng sẽ tìm lại cân bằng để tiến tới phát triển bền vững.
Dù còn nhiều ẩn số cần giải đáp, nhưng khả năng phục hồi và tăng tốc trở lại với thị trường M&A Việt Nam trong thời gian tới khá rõ ràng. Nhất là khi xem xét những yếu tố hậu thuẫn mạnh mẽ như việc thực thi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như những lĩnh vực được các nhà đầu tư lớn đặc biệt quan tâm như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ, bất động sản, sản xuất xanh và đặc biệt là ngành sản xuất chất bán dẫn, chip…
Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn, bí quyết công nghệ và các chiến lược tái cấu trúc của ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng hứa hẹn thêm nhiều cuộc kết duyên tốt đẹp trong thời gian tới.
Là một trong những tâm điểm theo dõi của nhiều nhà đầu tư quốc tế, thị trường M&A Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất để “Chung tay cùng thịnh vượng” – cũng chính là chủ đề của Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 15 này.
Bởi M&A không phải lúc nào cũng là hoạt động “thôn tính” hay “thâu tóm” với những hàm ý không tích cực. Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tích cực thực hiện M&A nhất cũng là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt trội.
“M&A là bàn tay được chờ đợi chìa ra lúc khó khăn và cũng là cái bắt tay thật chặt để tạo sức mạnh cộng hưởng khi thuận lợi, mang đến sự thịnh vượng chung cho các bên tham gia và cả nền kinh tế”, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư nói.
Diễn đàn M&A Việt Nam kỷ niệm tròn 15 năm thu hút hơn 500 khách tham dự và những diễn giả là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực. Diễn đàn sẽ thảo luận chuyên sâu các cơ hội M&A tại Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu. Trong các phiên thảo luận, các diễn giả sẽ phân tích những cơ hội M&A trong một thị trường đầy biến động và làm thế nào để thiết lập các giá trị mới.
“Hy vọng những kiến thức chuyên sâu và những dữ liệu được dày công thu thập của các diễn giả sẽ mang tới cho tất cả quý vị những thông tin bổ ích, thiết thực và giá trị để thực hiện hiệu quả các thương vụ M&A tại Việt Nam. Thậm chí, sẽ tạo sinh khí mới, ghi thêm một dấu mốc lịch sử trong các thương vụ M&A có quy mô lớn ở Việt Nam trong thời gian tới”, ông Lê Trọng Minh nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·“Tính kế ” xuất hàng sang Trung Quốc, Nhật Bản khi bị “ế” tại Mỹ, EU
- ·Thành lập tổ công tác thực hiện dự án thu phí tự động không dừng
- ·Phát hiện con giun còn sống dài 10cm trong mắt bệnh nhân
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng cao nhất trong 7 năm
- ·Tầm soát ung thư phổi, loại bệnh khiến 23 ngàn người Việt tử vong mỗi năm
- ·Nam bệnh nhân sưng lợi đi cấp cứu nhanh chóng phát hiện ung thư
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Giá vàng và USD đi xuống nhưng vẫn ở mức cao
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Trẻ dị tật tiết niệu, sinh dục bị tước quyền sống một đời bình thường
- ·Phòng khám Gia Đình Tokyo ra mắt người dân TP.HCM
- ·Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện trong năm 2020
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt gần 600%
- ·Tiếp tục duy trì thí điểm mô hình Ban An toàn thực phẩm
- ·Trung Quốc quyết định đầu ra nông sản cả năm
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Có thể xuất khẩu măng tây sang Australia ngay trong tháng 3