【kq mexico liga】Ngân hàng nào không dùng hết room tín dụng sẽ chuyển cho nơi khác
Ngân hàng nào không dùng hết room tín dụng sẽ chuyển cho nơi khác
Ngân hàng Nhà nước cho biết,ânhàngnàokhôngdùnghếtroomtíndụngsẽchuyểnchonơikhákq mexico liga nguyên tắc là những ngân hàng nào không sử dụng hết room tín dụng sẽ được chuyển sang cho ngân hàng khác.
Sẽ tính toán bơm thêm vốn
Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước là những ngân hàng nào không sử dụng hết room tín dụngsẽ được chuyển sang cho ngân hàng khác.
Tín dụng 5 tháng đầu năm bật tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu room. Đặc biệt, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV) là đơn vị chủ lực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đang rất lo lắng thiếu dư địa triển khai.
Với lượng tín dụng nằm trong nhóm hỗ trợ lãi suất chiếm tới 30-40% tổng dư nợ tín dụng hiện hữu, dự kiến nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng mạnh khi gói hỗ trợ lãi suất được triển khai, trong khi room tín dụng của nhiều ngân hàng đã gần cạn. Chính vì vậy, cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước đều đồng loạt kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới room.
Trước đề nghị của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ tính toán việc bơm thêm vốn cho nền kinh tế qua kênh tín dụng một cách hợp lý để đảm bảo những mục tiêu lớn vĩ mô chung và mục tiêu cụ thể tạo dư địa cho gói hỗ trợ lãi suất 2% trước mắt.
Ngay từ khi phân bổ room tín dụng kỳ đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy tín dụng năm nay sẽ tăng mạnh hơn năm trước rất nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở hợp lý để kiểm soát lạm phát.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến kiểm soát lạm phát khó khăn. Ngược lại, thắt chặt tín dụng thì không thể tăng trưởng kinh tế. Do vậy, room tín dụng phải giải quyết thỏa đáng. Cơ quan quản lý cũng sẽ xem xét, tính toán, điều hành khối lượng tín dụng đưa ra nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng tín dụng đầu tiên là phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, phù hợp với chính sách lãi suất và các quan hệ vĩ mô khác; đồng thời tạo dư địa để cho chính sách hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay, từ nay tới cuối năm, tiếp tục tăng trưởng tín dụng là trọng tâm, trách nhiệm khôi phục nền kinh tế của ngành ngân hàng. Tín dụng tăng trên cơ sở đảm bảo các cân đối vĩ mô vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả tín dụng gắn với chính sách giảm 2% lãi suất.
Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khiến tín dụng tăng trưởng cao, Ngân hàng Nhà nước có thể phải tăng room tín dụng cho các ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải đảm bảo kiểm soát lạm phát. Đây là bài toán khó đặt ra.
Để thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ, Phó thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện quyết liệt, khẩn truwong, đúng quy định, đối tượng, không được trốn tránh trách nhiệm. Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra, giám sát để đảm bảo không có trục lợi chính sách.
Nợ xấu bất động sản có đáng ngại?
Nợ xấucủa ngành ngân hàng vẫn được kiểm soát, song những khó khăn của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, người dân có thể bộc lộ rõ nét hơn trong thời gian tới.
Dựa trên báo cáo tài chính công bố, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tính đến hết năm 2021 tại các ngân hàng đều không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Thậm chí, nhiều nhà băng còn kiểm soát tỷ trọng này ở mức dưới 10%.
Trong số đó, Techcombank là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản lớn nhất toàn ngành, với khoảng 27,6% tổng dư nợ, tức hơn 95.900 tỷ đồng. Như vậy, nếu xét theo giá trị tuyệt đối, dư nợ cho vay bất động sản tại Techcombank tăng 4.500 tỷ đồng so với cuối năm 2020, nhưng xét về tỷ trọng lại giảm hơn 5,3%.
Thống kê 26 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, đến cuối năm 2021, tổng dư nợ cho vay đạt 7,3 triệu tỷ đồng, trong khi giá trị tài sản bảo đảm lên tới 16 triệu tỷ đồng. Tài sản bảo đảm tại các ngân hàng hiện rất đa dạng, gồm bất động sản, tiền gửi, vàng, cổ phiếu, trái phiếu…, nhưng phổ biến nhất vẫn là bất động sản.
Trong đó, đứng đầu hệ thống là Agribank, với giá trị sổ sách các tài sản thế chấp tại ngân hàng mẹ đạt tới 2,327 triệu tỷ đồng, tăng hơn 262.000 tỷ đồng, tương đương tăng 13% so với cuối năm 2020. Riêng tài sản nhận thế chấp là bất động sản đã có giá trị trên 2,018 triệu tỷ đồng, chiếm 87% tổng giá trị tài sản thế chấp tại Agribank và tăng gần 10% so với năm liền trước.
Kế đến là BIDV với số bất động sản thế chấp được định giá hơn 1,53 triệu tỷ đồng cuối năm 2021, tăng 18% so với năm 2020. Ngoài ra, 2 ngân hàng có tài sản bảo đảm bằng bất động sản trên 1 triệu tỷ đồng là VietinBank (1,49 triệu tỷ đồng), Vietcombank (1,16 triệu tỷ đồng)… Tỷ trọng bất động sản trong các tài sản thế chấp của những ngân hàng trên thường ở mức 65 - 70%.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo bổ sung gửi Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ ba về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. Theo đó, mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang được kiểm soát dưới mức 2%, nhưng những khó khăn của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, người dân có thể sẽ bộc lộ rõ nét hơn trong thời gian tới, khi đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến kết quả xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng trả nợ và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản bằng bất động sản gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi. Ngoài tác động làm suy giảm chất lượng tài sản, dịch bệnh diễn biến phức tạp còn có nguy cơ làm suy giảm mức độ an toàn vốn, cũng như kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng khi phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.
Trong bối cảnh đó, tổ chức tín dụng có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu nói chung, nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nói riêng và dự kiến nợ xấu của ngành ngân hàng có thể gia tăng trong thời gian tới. Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng, tổng dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm ngày 31/3/2022 đã tăng đến 11% so với cuối năm trước, với hơn 109.600 tỷ đồng.
Trước đó, tại báo cáo chính thức trình Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (thừa ủy quyền Thủ tướng ký) cho biết, đến ngày 31/12/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của hệ thống các tổ chức tín dụng là 2.076.700 tỷ đồng (gồm dư nợ tín dụng tiêu dùng để mua nhà ở; thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở), chiếm 19,89% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu đối với lĩnh vực bất động sản là 34.700 tỷ đồng, chiếm 18,4% nợ xấu toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 1,67%.
Đó cũng lý lý do ngành ngân hàng đưa ra chủ trương “siết” mạnh hơn trong cho vay bất động sản, nhất là bất động sản đầu cơ. NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn quản lý chặt tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, hạn chế cấp vốn cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng...
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Đà Nẵng muốn nộp hơn 1.200 tỷ chuộc lại sân Chi Lăng, ngân hàng đòi gấp 8 lần
- ·Sông Cầu 'nuốt chửng' nhà dân, Bắc Ninh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp
- ·Đề xuất phân luồng ô tô khách, xe tải nặng theo giờ trên cao tốc Cam Lộ
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả
- ·Giám đốc Công an trực tiếp xử lý tin báo vi phạm nồng độ cồn qua đường dây nóng
- ·Rào chắn ở đường dành cho xe đạp vừa dỡ, xe máy vô tư đi vào dù có biển cấm
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Dự báo thời tiết 21/3/2024: Miền Bắc có sương mù trở lại, nền nhiệt tăng nhanh
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Phát hiện số lượng lớn chất 'lạ' bị đổ tại dự án trường đại học Bắc Hà
- ·Sông Cầu 'nuốt chửng' nhà dân, Bắc Ninh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp
- ·Ông Phan Đình Trạc: Ninh Thuận xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến nhân sự
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Loạt ô tô nổ lốp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Dự báo thời tiết 30/3/2024: Miền Bắc và Trung Bộ bắt đầu xuất hiện nắng nóng
- ·Loạt ô tô nổ lốp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Đề xuất phân luồng ô tô khách, xe tải nặng theo giờ trên cao tốc Cam Lộ
- Việt Nam calls for end to conflict in Ukraine at UNGA’s emergency session
- 15th NA’s fourth session hailed a success
- Việt Nam promotes basic principles of international law
- Party chief sends thank
- Việt Nam proposes asking for International Court consultancy on climate change obligations
- PM Chính highlights long
- National Assembly discusses thrift practice and anti
- President’s trip to Thailand expected to promote multilateral diplomacy
- Việt Nam hopes for further support from ILO: ambassador
- PM stresses resolve to realise 2022 targets at highest possible level