【bd so 888】Ký ức những ngày làm báo
“Quá giang” xe lãnh đạo
Những năm 1997-2000 có thể nói là thời kỳ rất khó khăn của tỉnh Bình Phước,ứcnhữbd so 888 nhất là về kết cấu hạ tầng cơ sở. Trong đó giao thông là một trong những vấn đề nan giải nhất. Quốc lộ 13, 14 và những con đường do tỉnh quản lý đều đã xuống cấp trầm trọng. Các tuyến đường từ trung tâm tỉnh đến các huyện; từ trung tâm huyện đến các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là đường đất đỏ nắng bụi, mưa lầy. Đầu năm 1997, toàn tỉnh có 103 tuyến đường với chiều dài hơn 1.200km, nhưng đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất chiếm gần 84%. Hệ thống giao thông yếu kém đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và giao thương đi lại của nhân dân. Vì vậy, hoạt động báo chí cũng đã gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Thời điểm đó hầu hết gia đình cán bộ, nhân viên cơ quan báo, đài còn nghèo nên phương tiện cá nhân để đi lại tác nghiệp của phóng viên không được như bây giờ. Cơ quan báo có 11 cán bộ, phóng viên mà chỉ 3 người có xe máy nhưng đều là xe cũ, trong đó tôi có 1 chiếc xe Cup sản xuất năm 1978. Còn xe ôtô công thì cũng chỉ có 1 chiếc 4 chỗ được sản xuất từ năm 1986. Nếu quãng đường ngắn về mùa khô thì còn di chuyển được, nhưng nếu về các xã vùng sâu vào mùa mưa đường đất đỏ sình lầy thì khó mà vượt qua. Phương án mà phóng viên vận dụng đó là đi nhờ xe của các cơ quan khác hoặc xe chở lãnh đạo tỉnh. Tôi may mắn rất nhiều lần được “quá giang” ôtô của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND để đến các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Năm 1997, cử tri cả nước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X (nhiệm kỳ 1997-2002) và bầu bổ sung đại biểu HĐND các cấp. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, vì vậy báo chí phải bám sát để đưa tin, phản ánh toàn diện các hoạt động trước, trong và sau cuộc bầu cử. Hoạt động trước bầu cử quan trọng nhất là các cuộc tiếp xúc với cử tri của các ứng cử viên. Tôi là phóng viên được giao nhiệm vụ bám sát và đưa tin về những cuộc tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Hồi đó, tỉnh Bình Phước được bầu 5 đại biểu Quốc hội, trong đó đại biểu của tỉnh 3 người và 2 đại biểu được Trung ương giới thiệu về, đó là GS.TS, bác sĩ Đỗ Nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ Y tế và nhà báo Hồ Anh Dũng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. 2 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa X có danh sách ứng cử tại 2 đơn vị bầu cử của tỉnh. Tôi được cử “theo chân” ứng cử viên Đỗ Nguyên Phương đi tiếp xúc cử tri tại các xã của huyện Bù Đăng, Phước Long và Lộc Ninh.
Tác giả (trái) và Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương trong lần về xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng
Đi theo dõi, đưa tin các cuộc tiếp xúc cử tri, phóng viên cũng như các thành phần khác luôn được UBMTTQVN tỉnh bố trí xe ôtô. Có lần tiếp xúc cử tri tại xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng mọi người phải đi sớm cho kịp giờ, nhưng tôi đến muộn mà xe lại hết chỗ. May mắn thay, xe chở Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương còn trống, thế là tôi được ông mời ngồi cùng. Trong thời gian ở Bình Phước, Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương đã đến gần như tất cả vùng khó khăn nhất của tỉnh để khảo sát tình hình các trạm y tế xã.
Do đường sá đi lại rất khó khăn, vì vậy, những nơi ôtô không tới được thì ông xắn quần đi bộ. Tôi và nhóm “tùy tùng” của ông không ít lần phải đi theo “bở cả hơi tai”. Những chuyến đi đó giúp ông hiểu hơn về khó khăn của y tế cơ sở tại Bình Phước để tổ chức mạng lưới, xóa các “xã trắng” chưa có trạm y tế. Với tác phong chân thành, bình dân, ông đã giành được rất nhiều tình cảm của cán bộ y tế cơ sở và bà con ở vùng sâu, vùng xa; nhân dân gọi ông là “Bộ trưởng của cơ sở”, “Bộ trưởng của người nghèo”. Đối với nhà báo Hồ Anh Dũng, với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội tỉnh, ông đã rất tích cực hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả cho các cơ quan báo chí, nhất là hỗ trợ về cơ sở vật chất cho Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.
Đến với bộ đội biên phòng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phóng viên là phải đến được với các đơn vị bộ đội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là bộ đội biên phòng (BĐBP) trên tuyến biên giới. Tỉnh Bình Phước có đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia dài 258,939km. Những năm đầu mới tái lập tỉnh, các đơn vị biên phòng còn gặp rất nhiều khó khăn. Hồi ấy, tuyến đường tuần tra biên giới chưa được triển khai xây dựng, việc di chuyển đến các đồn biên phòng, từ đồn về Bộ Chỉ huy BĐBP ở Lộc Ninh rất trở ngại. Muốn đến các đồn biên phòng, phóng viên phải liên hệ trước với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh để có thể đi nhờ xe đến một đơn vị nào đó. Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên các cơ quan báo chí đến tác nghiệp trên khu vực biên giới.
Đoàn cán bộ, phóng viên Hội Nhà báo tỉnh trong lần về Đồn biên phòng Đắc Bô
Là người lính đã có gần 7 năm trong quân ngũ nên tôi rất hiểu và dễ hòa đồng với cuộc sống của BĐBP ở nơi rừng núi biên giới. Vì vậy, kỷ niệm với những người lính của các đơn vị BĐBP với tôi cũng khá sâu sắc. Có lần tác nghiệp phải ở lại qua đêm tại Đồn biên phòng Đắc Bô, tôi đã được đồng chí Chính trị viên đơn vị nhường cho chiếc giường riêng của mình để ngủ. Lý do anh ấy đưa ra là đêm còn phải đi tuần tra và nhắc nhở bộ đội canh gác nên ngủ rất ít. Hơn nữa, khi tổ có 3 chiến sĩ đi gác đêm thì sẽ có 3 giường trống.
Tác giả và các chiến sĩ Đồn biên phòng Tà Nốt (nay là Lộc Thiện) bên cột mốc biên giới 77(2)
Khi biết ở các đồn biên phòng rất thiếu sách, báo nên mỗi lần đi tìm hiểu để viết bài về họ, chúng tôi đều cố gắng mang theo những tờ báo, tạp chí, sách mới nhất để tặng các đơn vị. Việc làm này tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa và được lãnh đạo các đơn vị đánh giá cao. Năm 2017, tôi và phóng viên Lâm Phương đã được Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Kỷ niệm chương “Vì chủ quyền an ninh biên giới”. Đây là phần thưởng lớn và sâu sắc nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.
Nghề báo là một nghề vinh quang và vất vả, nhưng khi đã vào cuộc thì luôn bị cuốn hút, bởi đặc thù nghề nghiệp là được đi nhiều, biết nhiều, được nói lên chính kiến của mình, tự hào vì được góp công sức nhỏ bé cho địa phương, đất nước. Hiện đã về hưu nhưng tôi vẫn luôn nhớ và tự hào với công việc làm báo của mình trong những năm tháng đầu tiên khi tỉnh mới tái lập còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Galaxy Note có thể sẽ tái xuất, Samsung ấp ủ điều gì?
- ·Xiaomi ra mắt Smart Band 9 giá dưới 1 triệu đồng
- ·Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam Cực đe dọa tương lai Trái đất
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Dấu vết kỳ lạ của tượng nữ thần 3.000 năm tuổi vừa tìm thấy ở Italy
- ·Công ty bình phong giúp Trung Quốc qua mặt Mỹ, thoải mái mua chip AI
- ·Xiaomi ra mắt Smart Band 9 giá dưới 1 triệu đồng
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Cách bảo mật tài khoản YouTube
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Hình ảnh siêu trăng xanh hiếm hoi thắp sáng toàn cầu
- ·Vertu Metavertu 2 siêu bảo mật – lựa chọn yêu thích của giới thượng lưu Việt Nam
- ·Cách khôi phục thư đã xóa vĩnh viễn trên Gmail
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Cách bảo mật tài khoản YouTube
- ·Cách tắt quảng cáo trong menu Start của Windows 11
- ·Trung Quốc thử nghiệm tàu bay siêu tốc 1.000 km/h trong ống chân không
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Làm sao để lời mời kết bạn chuyển sang theo dõi trên điện thoại trên Facebook?